Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 97 - 101)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

Một là, Hệ thống các văn bản hướng dẫn về thanh toán, kiểm soát chi NSNN theo Luật NSNN sửa đổi chưa được chặt chẽ, đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất.

Việc ban hành các văn bản hướng sau khi luật được ban hành phải chờ khá lâu nghị định, thông tư hướng dẫn. Với những văn bản đòi hỏi phải có hướng dẫn của UBND Huyện Lập Thạch hoặc các phòng chức năng thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều, đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn chưa đúng với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong thực hiện.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương trong công tác kiểm soát chi NSNN còn nhiều hạn chế. Việc phân định nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ

chưa có sự phối hợp, phân công rõ ràng giữa Cơ quan Tài chính và Kho bạc trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác chi và kiểm soát chi NSNN vì vậy dẫn đến tình trạng chế độ quy định có rồi nhưng đơn vị không biết để thực hiện.

Hai là, Cơ chế điều hành ngân sách huyện nhiều khi chưa theo đúng luật ngân sách. Các nhiệm vụ chi thường xuyên giao cho các đơn vị thực hiện khoán biên chế và quản lý hành chính. Đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế còn trùng lắp giữa nhiệm vụ chi thường xuyên và không thường xuyên. Mặt khác, quy chế chi tiêu của các đơn vị này xây dựng mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy đúng tính chất của quy chế trong khi cơ quan Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định chi tiết quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị này nhưng chưa tạo cho đơn vị tính chủ động trong việc sử dụng kinh phí thường xuyên theo chế độ quy định mà các đơn vị được áp dụng.

Ba là, năng lực của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa theo kịp với yêu cầu công tác quản lý tài chính, kế toán. Một số thủ trưởng đơn vị, cán bộ làm công tác tài chính – kế toán còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nên việc triển khai, xây dựng hồ sơ, thủ tục còn nhiều thiếu sót, gây mất nhiều thời gian hướng dẫn, sửa chữa, bổ sung. Qua đó làm cho chất lượng kiểm soát chi gặp nhiều khó khăn.

Đối với ngân sách xã, HĐND chưa phát huy hết vai trò trong việc phân bổ và giao dự toán cho các ban ngành hoạc chưa nắm hết chức trách nhiệm vụ trong công tác tài chính ngân sách dẫn đến chất lượng dự toán chưa đảm bảo. Việc sử dụng NSNN chưa thực sự đồng đều giữa các tháng trong năm, chưa thanh toán kịp thời các khoản chi, chưa đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án dẫn đến dồn chứng từ vào cuối năm hoặc không thanh toán kịp trong thời gian chỉnh lý quyết toán dẫn đến nợ đọng trong khi vẫn có nguồn để thanh toán.

Bốn là, Hệ thống công nghệ thông tin mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Chương trình TABMIS đưa vào sử dụng từ năm 2010 chưa có nhiều ứng dụng báo cáo khác nhau nên khai thác số liệu còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời kỳ mới. Hệ thống mạng còn chậm, đôi lúc còn bị ngắt kết nối với máy chủ làm gián đoạn công việc của cán bộ, công chức.

3.3.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một là, Do hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, nhất là hệ thống truyền thông có lúc, có nơi còn chưa được thông suốt ảnh hưởng đến công tác chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình chi thường xuyên NSNN cho Lãnh đạo các cấp chính quyền và Cơ quan tài chính trong điều hành NSNN.

Hai là, Một số biện pháp nghiệp vụ áp dụng cho việc kiểm tra, kiểm soát chi NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi (chế độ chi hội nghị, công tác phí, mua sắm tài sản, ô tô,...), song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Cụ thể, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu và nếu có thì cũng chưa hợp lý; chất lượng dự toán ngân sách còn thấp,... chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách qua KBNN

Ba là, Năng lực, trình độ cán bộ KBNN Huyện Lập Thạch nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng tuy đã được chú trọng nâng cao chất lượng, song một bộ phận vẫn bị giới hạn bởi kiến thức, tư duy, lề lối làm việc cũ, chưa theo kịp yêu cầu cải cách và hiện đại hoá hoạt động KBNN. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN thuộc tổ Kế toán bao gồm 08 cán bộ trong đó có 06 cán bộ có trình độ đại học, 02 cán bộ trình độ cao đẳng; có 01 cán bộ mới vào ngành nên kinh nghiệm kiểm soát chi còn chưa nhiều, một số cán bộ làm lâu năm có kinh nghiệm nhưng việc tiếp cận các văn bản mới, công nghệ còn hạn chế trong khi các đơn vị sử dụng NSNN mặc dù không có trình độ kế toán nhưng đều đã qua đào tạo đại học hoặc thạc sĩ làm cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Huyện Lập Thạch còn hạn chế.

Bốn là, hệ thống hạ tầng, tin học chưa đồng bộ, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được theo yêu cầu phát triển của công tác chuyên môn. Cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng, công nghệ thông tin mặc dù đã được hiện đại hóa để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thông qua chương trình TABMIS nhưng việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát, thanh toán chưa đồng bộ, và chưa được cập nhật chỉnh sửa theo yêu cầu quản lý. Điều này cũng dẫn đến kéo dài thời gian kiểm soát, thanh toán khó khăn trong khâu lập báo cáo.

Năm là, sự phối hợp giữa KBNN Huyện Lập Thạch và các cấp, các ngành ở huyện trong công tác kiểm soát chi còn hạn chế. Chưa có sự phối hợp kịp thời giữa KBNN Huyện Lập Thạch và cơ quan Tài chính trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản liên quan đến công tác chi và kiểm soát chi NSNN dẫn đến việc đã có hướng dẫn nhưng đơn vị không biết để thực hiện.

Sáu là, việc quy định thời gian giải quyết công việc chưa tính đến khả năng giải quyết công việc của cán bộ kiểm soát chi, như khả năng của mỗi cán bộ giải quyết được bao nhiêu hồ sơ trong một ngày so với khối lượng công việc yêu cầu. Dẫn đến áp lực công việc gia tăng, ẩn chứa sai sót trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN LẬP THẠCH

4.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN LẬP THẠCH ĐẾN NĂM 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 97 - 101)