Áp dụng quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 108 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Áp dụng quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo kết quả

theo kết quả đầu ra.

Kiểm soát chi theo kết quả đầu ra được hiểu là việc Nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã

hội về các dịch vụ công cộng như các dịch vụ về cung cấp nước sạch, giáo dục, y tế … theo số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cung cấp … đã được ấn định trước. Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, mới được áp dụng ở một số nước hoặc một số khoản chi đặc biệt. Theo đó, Nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Qua nhiều năm kiểm soát chi NSNN, thực hiện theo kết quả đầu vào đã mang lại kết quả không như mong đợi, vẫn có những trường hợp kinh phí của Nhà nước bị thất thoát, chi phí đầu tư nhiều nhưng kết quả thu lại không tương xưng với chi phí đầu tư ra. Vì vậy, trong cơ chế kiểm soát chi thường xuyên theo kết quả đầu ra, các ràng buộc về chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bằng các tiêu chuẩn đánh giá theo hiệu quả, chất lượng “đầu ra”. Do đó, khắc phục được những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo “đầu vào” hiện nay đó là chưa quan tâm đến kết quả đầu ra, mà thực tế cái cần hướng tới chính là kết quả đầu ra. Đồng thời, phương thức cấp phát này cũng tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sử dụng NSNN cũng như phù hợp với chủ trương, cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.

Nội dung cụ thể thực hiện giải pháp này là:

Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; nhiệm vụ của năm kế hoạch; định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước; dự toán chi thường xuyên NSNN năm trước và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm trước (mức độ hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, trong đó có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) để xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN năm kế hoạch.

Nhà nước giao quyền tự chủ cho thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN quyết định. Nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình sử dụng nguồn vốn từ NSNN mà chỉ quan tâm đến hiệu quả, chương trình đó đem lại kết quả như thế nào (tức kết quả đầu ra sau cùng).

dưới trực thuộc (đơn vị dự toán cấp II, III, …) theo kết quả đầu ra.

Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra lập kế hoạch chi quý gửi cơ quan Tài chính và KBNN đồng cấp để chủ động bố trí nguồn chi trong quý. Căn cứ kế hoạch chi quý đã đăng ký, yêu cầu và nhiệm vụ chi tiêu, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lập Giấy rút dự toán NS gửi KBNN nơi giao dịch thực hiện thanh toán chi trả.

Căn cứ vào dự toán năm được cấp có thẩm quyền thông báo cho đơn vị và kế hoạch chi quý đã đăng ký với KBNN, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị sẽ toàn quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp của đơn vị, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Định kỳ, hàng tháng, quý cơ quan Tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị có đảm bảo đúng kết quả đã cam kết hay không. Trong trường hợp cơ quan này phát hiện thấy đơn vị không đảm bảo thực hiện công việc theo đúng kết quả đã cam kết, yêu cầu KBNN tạm ngừng cấp phát kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp để thu hồi phần kinh phí đã cấp cho đơn vị.

Tuy nhiên, muốn thực hiện phương thức cấp phát này thì trước hết cần phải xác định được kết quả đầu ra của từng lĩnh vực và quy định các tiêu chuẩn hiệu quả đầu ra cho từng đơn vị sử dụng NSNN. Song chúng ta cũng biết những khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN không phải là những khoản chi tiêu trực tiếp gắn liền với những hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là những khoản chi tiêu găn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Những khoản chi tiêu này gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN cũng phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội chung của toàn xã hội. Hơn nữa, hiệu quả của việc quản lý và KSC thường xuyên NSNN khó đo được bằng chi tiêu định lượng. Đây thực sự là một vấn đề lớn, rất khó khăn, phức tạp mà khi triển khai áp dụng phương thức KSC thường xuyên theo kết quả đầu ra, đặc biệt phải lưu tâm.

quản lý tài chính cho thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp, sau đó mới xem xét hiệu quả của việc sử dụng số kinh phí đó thì sẽ rất dễ phát sinh tiêu cực. Cụ thể như: các nhà quản lý có thể lạm dụng số tiền tiết kiệm được trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN cấp để kiếm lợi cho cá nhân hoặc chi tiêu lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước mà lại không đảm bảo được số lượng, chất lượng công việc đã cam kết.

Vì vậy, theo kinh nghiệm một số nước, trước mắt chúng ta chỉ nên áp dụng phương thức cấp phát này đối với một số khoản chi có thể định lượng được kết quả đầu ra cho các dịch vụ công cộng như chống tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, các chương trình giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường …

Khi thực hiện giải pháp này thì quyền tự chủ sử dụng nguồn kinh phí NSNN do thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN quyết định. Do vậy, trách nhiệm và khối lượng công việc của đơn vị sử dụng NSNN cũng tăng lên nên để hoàn thành được chắc năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan sử dụng NSNN phải chi phí thêm về nhân lực cho hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Đối với cơ quan quản lý cấp trên, để có thể đánh giá, giám sát được kết quả đầu ra của đơn vị sử dụng NSNN thì cần có thêm chi phí cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc đánh giá, giám sát kết quả đầu ra.

Hiện nay việc kiểm soát theo kết quả đầu ra đang được áp dụng ở một số khoản chi, nhưng chưa phải phổ biến. Để có thể triển khai trên diện rộng phương pháp kiểm soát theo kết quả đầu ra thì cần có thời gian lâu dài, cơ chế phù hợp và sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 108 - 111)