Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 103 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường

4.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN LẬP THẠCH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN LẬP THẠCH

4.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên soát chi thường xuyên

Trong nhiều lĩnh vực, yếu tố con người luôn được nhất mạnh, quan tâm và cho rằng đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của mỗi tổ chức. Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cũng không phải là ngoại lệ. Năng lực, trình độ và phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Do đặc thù của ngành Kho bạc, cán bộ kiểm soát chi là người thực hiện rà soát kiểm tra hồ sơ, chứng từ do đơn vị thụ hưởng NSNN gửi tới theo các quy định hiện hành. Do đó, chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm soát chi.

Để làm tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải đạt được các yêu cầu sau: Có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chi ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng, có khả năng làm chủ được công nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong lĩnh vực kiểm soát chi, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hoá nghề Kho bạc. Để có được đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần phải thực hiện tốt những việc sau:

- Trong khâu tuyển dụng cán bộ, cần phải chú trọng khả năng thật sự của người cần tuyển. Công tác tuyển dụng phải được tổ chức khoa học, công khai, minh bạch để có thể tuyển chọn được những người thật sự đáp ứng tốt cho vị trí cần tuyển dụng. Tránh tuyển dụng cán bộ trên cơ sở thân quen hay do áp lực của những người có quyền lực.

- Những chính sách, chế độ gắn liền với NSNN thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đòi hỏi người cán bộ kho bạc phải có khả năng cập nhật nội dung mới. Do đó, cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ với nhiều loại hình đào tạo đa dạng, nội dung đào tạo phong phú.

Về hình thức đào tạo, bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học), cần chú trọng mở các lớp tập huấn ngắn hạn để bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, phổ biến những kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác kiểm soát chi ở những địa phương khác...

Về nội dung đào tạo, song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, cần phải trang bị cho cán bộ các kiến thức bổ trợ cho hoạt động kiểm soát chi như: kiến thức về pháp luật (Luật NSNN, Luật đầu tư công, chế độ chính sách mới, hợp đồng kinh tế...), kiến thức tin học, ngoại ngữ, kiến thức về kinh tế, xã hội, các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính, NSNN. Đặc biệt, phải bồi dưỡng cho cán bộ kiểm soát chi kiến thức về văn hoá, văn minh công sở, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, làm cho cán bộ kiểm soát chi ý thức được trách nhiệm phục vụ khách hàng của một công chức nhà nước từ đó sẽ có thái độ lịch sự, hoà nhã, tôn trọng khách hàng giao dịch tại Kho bạc.

- Bên cạnh việc nâng cao năng lực cán bộ kiểm soát chi bằng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thì việc tổ chức các cuộc hội thi về chuyên môn nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN cũng là vấn đề cần được quan tâm và tổ chức thường xuyên. Thông qua các cuộc hội thi, giúp cán bộ kiểm soát chi hệ thống lại các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi, đào sâu nghiên cứu, trao dồi nghiệp vụ kiểm soát chi... từ đó làm cho làm cho kiến thức của cán bộ kiểm soát chi được cũng cố, năng lực được nâng lên. Về phía Lãnh đạo đơn vị, kết quả hội thi là một trong những cơ sở để đánh giá năng lực từng cán bộ để qua đó có kế hoạch đào tạo, bố trí, quy hoạch phù hợp.

hợp lý sẽ có tác dụng động viên cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kích thích phong trào thi đua trong đơn vị. Bên cạnh khen thưởng, cần thực hiện các biện pháp xử phạt nghiêm minh, đúng người, đúng tội đối với những cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về kiểm soát chi gây thất thoát tiền và tài sản nhà nước, những cán bộ lợi dụng chức trách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy kiểm soát chi những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 103 - 105)