Phân công trách nhiệm kiểm soát chi NSNN một cách rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 107 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Phân công trách nhiệm kiểm soát chi NSNN một cách rõ ràng

- Đối với đơn vị thụ hưởng vốn NSNN phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình gồm trước, trong và sau khi chi tiêu sao cho đảm bảo sử dụng kinh phí đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chính sách chế độ, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất. Đơn vị thụ hưởng nói ở đây là đơn vị trực tiếp chi tiêu và cấp trên, cấp dưới của đơn vị. Vấn đề kiểm soát chi trước tại đơn vị thụ hưởng NSNN thông qua bộ phận kế toán của đơn vị. Vì vậy việc nâng cao chất lượng của bộ phận này là vấn đề cần thực hiện ngay. Đơn vị thụ hưởng phải gửi đến KBNN những chứng từ, hoá đơn hợp lệ, thực hiện lưu giữ chứng từ, hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán chi NSNN gửi cơ quan tài chính và KBNN theo đúng quy định về nội dung và thời gian thực hiện. Mặt khác, cơ quan cấp trên cần nghiên cứu để có các văn bản, chế tài đối với đơn vị thụ hưởng NSNN trong trường hợp các đơn vị này không thực hiện đúng theo quy định kiểm soát chi.

- Đối với cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ chi tiêu để đáp ứng cấp vốn kịp thời hoặc thu hồi vốn đọng hoặc đình chỉ cấp phát và ở khâu kế toán, quyết toán

sách. Quyết toán NSNN giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình chấp hành NSNN theo kế hoạch ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Đồng thời, thông qua quyết toán NSNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu sau cấp phát. Công tác quyết toán NSNN phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, bảo đảm số liệu trong báo cáo quyết toán trung thực, khách quan, chính xác. Nội dung báo cáo quyết toán NSNN phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách được duyệt và phải chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chuyên quản theo dõi các đơn vị đó.

Việc xây dựng và xét duyệt dự toán chi một cách đầy đủ, kịp thời, chi tiết đối với một số mục chi chủ yếu. Dự toán phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế tại đơn vị.

- Đối với KBNN chủ yếu kiểm soát trong khi chi nghĩa là xuất tiền từ kho bạc cho đơn vị thụ hưởng, ở khâu kiểm tra này nhà nước phải ban hành đầy đủ đồng bộ các chế độ, định mức tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ đối chiếu đúng sai để quyết định xuất quỹ chi tiêu hay không xuất quỹ chi tiêu kể cả có sự can thiệp của cơ quan tài chính đồng cấp một khi kho bạc kiểm tra thấy sai. Để thực hiện nhiệm vụ này kho bạc yêu cầu đơn vị thụ hưởng phải xuất trình chứng từ biện minh cho đơn vị. Kho bạc nhà nước cũng có thể yêu cầu đơn vị chi tiêu phải cung cấp một số tài liệu cần thiết như: kế hoạch tiền mặt, chuyển khoản, bảng kê lương... mỗi khi có sự thay đổi quyết định nâng lương hoặc những giấy tờ chấp nhận việc cho phép, chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác nếu cần KBNN đến tận trụ sở để thẩm tra và đơn vị có nghĩa vụ giải đáp những nghi ngờ của KBNN. Như vậy KBNN có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ chứng từ chi và thanh toán chi trả kịp thời khi đủ điều kiện, tham gia với cơ quan tài chính và các cơ quan khác trong việc kiểm tra sử dụng NSNN khi có yêu cầu, xác nhận số thực chi qua KBNN, từ chối thanh toán các khoản chi không đúng đối tượng , không đủ điều kiện theo quy định, tạm ứng thanh toán chi trả theo yêu cầu của cơ quan tài chính đồng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 107 - 108)