5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
* Khái niệm: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình xem xét các khoản chi NSNN đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN quyết định chi gửi đến cơ quan Kho bạc nhằm đảm bảo chi đúng theo các chính sách chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định, đồng thời để phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành
Với khái niệm trên thì kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được quy định thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát tuân thủ ( tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính, tuân thủ chế độ, tuân thủ chính sách, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ chế độ kế toán…) và kiểm soát chuẩn theo quy định pháp luật Nhà nước được biểu hiện qua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ chi NSNN và các quy định mã hoá như: mã đơn vị sử dụng NSNN, mã hệ thống mục lục NSNN…
xuyên khi phát sinh chi tiêu NSNN và được thực hiện trên từng khoản chi NSNN (không kiểm soát theo hình thức chọn mẫu).
Khác với kiểm soát chi NSNN qua KBNN, kiểm tra - kiểm soát của đơn vị là công tác kiểm tra - kiểm soát các hoạt động của đơn vị với chủ thể bởi bản thân đơn vị (kiểm tra - kiểm soát nội bộ: kiểm soát chi phí, kiểm soát bán hàng, kiểm soát doanh thu, kiểm soát lợi nhuận...), đồng thời có thể được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức kiểm tra - kiểm soát chuyên nghiệp (kiểm tra - kiểm soát từ bên ngoài).
Hình thức của kiểm tra - kiểm soát đơn vị có nhiều hình thức hơn: kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, kiểm soát toàn bộ hay chọn mẫu, kiểm soát thường xuyên hay định kỳ...
* Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm như sau:
Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường xuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định...
Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp. Chính vì thế, những quy định trong kiểm soát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vực chi có những quy định riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn, định mức riêng...
Ba là, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớn những khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi về tiền lương, tiền công, học bổng... gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước nên những khoản chi này cũng đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng. Bên cạnh đó, tất cả các đơn vị thụ hưởng NSNN đều có tâm lý muốn giải quyết kinh phí trong những ngày đầu tháng làm cho cơ quan kiểm soát chi là KBNN luôn gặp áp lực về thời gian trong những ngày đầu tháng.
Bốn là, Kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những khoản chi nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ... để chứng minh cho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu tính pháp lý... gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi, đồng thời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hết những khoản chi này trong công tác kiểm soát chi.
* Sự cần thiết của kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo chi đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định; tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt là hệ thống KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo qui định của pháp luật và chi ngân sách cho đơn vị sử dụng NSNN thực hiện chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, góp phần lập kỉ cương, kỉ luật tài chính.
Một là: Hạn chế từ chính bản thân cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN. Tuy đã được sửa đổi hoàn thiện liên tục, nhưng vẫn chỉ qui định được những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc, dẫn tới không thể bao quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Mặt khác, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế - xã hội, các nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN nhiều khi không theo kịp với biến động của hoạt động chi thường xuyên NSNN. Trong đó, một số nhân tố quan trọng như các quy định về lập, thẩm tra dự toán còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, hệ thống tiêu chuẩn định mức còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để có thể thẩm định; các quy định về phân cấp, phân quyền cũng chưa phù hợp với thực tế tạo ra những kẽ hở cơ chế quản lý; Từ thực tế trên, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra giám sát trong suốt quá trình sử dụng dự toán để phát hiện kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các đơn vị sử dụng NSNN; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi bổ sung kịp thời những, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn.
Hai là: Ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: một thực tế khá phổ biến là các đơn vị được giao quản lý và sử dụng dự toán chi thường xuyên NSNN thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp mà không quan tâm đến việc quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả và đúng chế độ quy định. Để sử dụng hết dự toán được giao, một số đơn vị dự toán thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán chưa phù hợp, sai chế độ quy định, không có trong dự toán, thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan… Đặc biệt việc xin cấp bổ sung dự toán
đặt ra là cần phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn các đơn vị chấp hành đúng các quy định, ngăn ngừa thất thoát lãng phí dự toán chi thường xuyên từ NSNN. Qua đó, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí trong việc sử dụng NSNN của các đơn vị, đảm bảo mọi khoản chi NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Ba là: Tính đặc thù của các khoản chi NSNN: Các khoản chi của NSNN thường mang tính chất không hoàn trả trực tiếp như các đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả trực tiếp cho Nhà nước về số kinh phí đã sử dụng; cái mà họ phải hoàn trả cho Nhà nước chính là kết quả công việc đã được giao. Tuy nhiên, việc dùng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả công việc trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn và không toàn diện. Do vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ để thực hiện kiểm tra kiểm soát các khoản chi của NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với các nhiệm vụ đã giao.
Bốn là: Yêu cầu của mở cửa hội nhập: theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khuyến nghị của tổ chức tài chính quốc tế: Việc kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN từ KBNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, điều này nhằm hạn chế cơ chế “xin - cho” góp phần giảm thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước. Đảm bảo yêu cầu, kỉ cương quản lý tài chinh và sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, có hiệu quả
Do đó tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN để một lần nữa khẳng định và đảm bảo đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện chi thường xuyên trong dự toán ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định; thực hành tiết kiệm và hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí.