Mu ̣c tiêu và định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 81 - 85)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mu ̣c tiêu và định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn khách

nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Mục tiêu

4.1.1.1. Mục tiêu chung của hệ thống Agribank

Theo Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn năm 2030, mục tiêu được Agribank đề ra là giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; Có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank sẽ tiếp tục có những bước đi vững chắc, hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, góp phần tích cực trong việc thực thi chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, Tỉnh Phú Thọ đã đề ra mục tiêu là ba khâu đột phá, bao gồm: (1) Đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, trọng tâm là xây dựng ha ̣ tầng khu, cụm công nghiệp và các dự án, công trình lớn có tác động lan tỏa; (2) Phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; đào tạo công nhân có trình độ kỹ thuật cao; (3) Phát triển du lịch, tập trung thu hút đầu tư hạ tầng du lịch; phát triển tua tuyến và sản phẩm du lịch. Với các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,5%/năm; trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 9,5%/năm, dịch vụ tăng 7,5%/năm, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5%/năm.

+ GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,5 triệu đồng/người (tương đương 2.400 USD).

+ Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 41,5%, dịch vụ 38,5%; nông lâm nghiệp, thủy sản 20%.

+ Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, đến năm 2020 đạt 1.300 triệu USD.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2016-2020 đạt trên 95 nghìn tỷ đồng. + Thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng 10%/năm trở lên.

+ Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá đạt 70%.

4.1.1.3. Mục tiêu của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Là một Chi nhánh cấp 1 hạng 1 của hệ thống Agribank trên địa bàn, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng hàng đầu trên địa bàn về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Phát huy thế mạnh vượt trội của Agribank là có mạng lưới hoa ̣t đô ̣ng rộng khắp trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức. Mục tiêu trong giai đoạn tới như sau:

a) Các mục tiêu chung

- Phát triển về quy mô, nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động và năng lực cạnh tranh với mục tiêu chất lượng, an toàn, hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Phấn đấu, quyết tâm thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm được giao.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư cho “Tam nông” và nền kinh tế. Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian, phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung, dài hạn.

- Cơ cấu lại nền khách hàng và danh mục tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng khách hàng tốt, sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ. Xử lý triệt để nợ xấu, thu hồi nợ ngoại bảng, lãi treo, hạn chế tối đa phát sinh lãi treo, nợ quá hạn mới. Tăng trưởng tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro và tăng trưởng huy động vốn. - Triển khai ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ bán lẻ; tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ để khai thác tối đa tiềm năng cũng như nhu cầu của khách hàng.

b) Mục tiêu cụ thể trong từng hoạt động

- Mục tiêu về quy mô:

+ Tăng trưởng huy động vốn hàng năm đạt tối thiểu 25%. Tập trung đẩy mạnh huy động vốn trên cả 2 đối tượng khách hàng: khách hàng bán lẻ, khách hàng tổ chức. Trong đó, tăng trưởng huy động vốn khách hàng cá nhân đạt tối thiểu 22%. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng cá nhân giữ ở mức trên 85%.

+ Tăng trưởng tín dụng hàng năm đạt tối thiểu 22%. Trong đó tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ tối thiểu 25%.

- Cải thiện cơ cấu, chất lượng hoạt động:

+ Kiểm soát nợ xấu dưới 2%; Dư nợ nhóm 2 dưới 5%. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh:

+ Tăng trưởng thu dịch vụ ròng hàng năm tối thiểu 20%.

+ Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 500 triệu đồng.

c) Mục tiêu cụ thể trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân

+ Tăng trưởng huy động vốn hàng năm đạt tối thiểu 20%.

+ Tăng trưởng thị phần hàng năm đạt 0,1 – 0,2 điểm phần trăm thị phần. + Tăng trưởng nền khách hàng hàng năm 12%. Giữ vững nền khách hàng quan trọng.

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động trung dài hạn đáp ứng được trên 80% như cầu cho vay trung dài hạn.

4.1.2. Định hướng trong tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2015 - 2020 và định hướng của Agribank từ nay đến năm 2020. Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

đã xây dựng định hướng hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn khách hàng cá nhân nói riêng thông qua các giải pháp, chiến lược. Cụ thể:

+ Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường, tạo động lực cho hoạt động huy động vốn. Đồng thời hoàn thiện công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để tạo tiền đề cho việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng cao, thực hiện khép kín. Từ đó nâng cao dần sức cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ nhằm thu hút được ngày càng nhiều vốn vào ngân hàng.

+ Đa dạng hóa hình thức huy động vốn trong kinh doanh, phát huy nội lực bằng việc coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương qua việc chú trọng nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân, phấn đấu huy động vốn tại chỗ từng bước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Triển khai thực hiện tốt các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao, xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, Agribank.

+ Có chiến lược huy động vốn phù hợp với tổ chức mạng lưới, điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và tập quán tiêu dùng của địa phương, mức độ cạnh tranh trên địa bàn tại các ngân hàng là cơ sở để tăng trưỏng nguồn vốn và chi phí vốn hợp lý.

+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp về huy động vốn, chuyển dịch cơ cấu dư nợ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các khách hàng truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả; triển khai có hiệu quả gói sản phẩm, dịch vụ khép kín; tăng cường giám sát chất lượng tín dụng; quán triệt và thực hiện có hiệu quả các đề án giai đoạn 2013-2020; tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh một cách năng động, sáng tạo, quyết liệt ngay từ những tháng đầu năm để phấn đấu đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)