Kiến nghị với Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 98 - 107)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.3. Kiến nghị với Agribank

4.3.3.1. Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống công nghệ ngân hàng

Để xứng tầm với vị thế và tiềm lực sẵn có, Agribank đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo xử lý thông suốt, kịp thời hoạt động giao dịch hàng ngày của hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đến nay hệ thống ngân hàng cốt lõi (Core banking) đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng, khả năng cạnh tranh so các NHTM khác trên thị trường: như khả năng tích hợp, hệ thống hỗ trợ quản trị điều hành...

Core Banking được xem là hạt nhân trung tâm của mọi thông tin và hoạt động trong một hệ thống ngân hàng. Hệ thống này cho phép ngân hàng có thể quản trị điều hành, quản trị rủi ro một cách hiệu quả; phát triển các sản phẩm tài chính và dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với tầm quan trọng đó, Agribank cần thiết phải đầu tư và nâng cấp Core Banking hướng tới việc xây dựng và phát triển theo quy chuẩn của một ngân hàng hiện đại.

4.3.3.2. Xây dựng cơ chế điều chuyển vốn phù hợp

Hiện nay, hệ thống Agribank đang áp dụng cơ chế điều chuyển vốn chênh lệch. Bản chất của cơ chế này chính là việc vay - gửi giữa các chi nhánh cấp II và hội sở chi nhánh và hội sở chi nhánh với hội sở chính của Agribank với lãi suất áp dụng

là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Giữa hội sở chính và chi nhánh chỉ chuyển vốn phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Hội sở chính sẽ thực hiện việc nhận phần vốn dư thừa và chuyển vốn đối với phần vốn thiết hụt của chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này.

Cơ chế điều chuyển vốn này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất là chưa tạo ra động lực cho chi nhánh, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản cao và gây nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh cho hội sở chính.

Do đó, cần áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Với cơ chế quản lý vốn tập trung hay còn gọi là cơ chế giá điều chuyển vốn, nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống NHTM là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất. Công tác điều hành vốn nội bộ được thực hiện thông qua việc mua bán - vốn. Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ và bán tài sản Có cho chi nhánh. Cùng với hoạt động mua - bán vốn này, toàn bộ rủi ro về vốn được chuyển vốn hội sở chính. Chi nhánh phải trả lãi cho việc mua vốn (tương ứng tài sản Có) và nhận được lãi khi bán vốn cho hội sở chính. Lãi suất hay còn gọi là giá điều chuyển vốn sẽ do hội sở chính xác định và thông báo theo định kỳ tới chi nhánh.

4.3.3.3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ giao dịch ngân hàng

Trong các quy trình nghiệp vụ giao dịch ngân hàng Agribank hiện nay tuy đầu văn bản tương đối nhiều nhưng các nội dung chưa thực sự cụ thể và chi tiết, gây khó khăn trong quá trình vận dụng và thực hiện. Từ đó, tốn khá nhiều thời gian trong trao đổi và thống nhất thực hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu an toàn hoạt động, hướng tới khách hàng và tăng năng lực cạnh tranh đòi hòi hệ thống các văn bản chế độ cần phải được xây dựng hoàn thiện hơn: nhất là các văn bản phân cấp thẩm quyền, uỷ quyền, quy chế, quy trình giao dịch. Trên cơ sở các văn bản chế độ, cần hệ thống hoá thành các cẩm nang trong giao dịch.

KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài “Tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ” với 04 chương đã hoàn thành các nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hoá, phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động khách hàng cá nhân của NHTM. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân đối với hoạt động NHTM.

- Đã cơ bản giải quyết các câu hỏi nghiên cứu: Đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay. Xác định xác nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Chỉ rõ những điểm tích cực và hạn chế gì cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy đô ̣ng vốn từ khách hàng cá nhân.

- Căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Agribank nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu đã đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn đối với hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nói chung và hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân nói riêng. Các giải pháp và đề xuất được nêu có tính khả thi.

Tuy nhiên, do hạn hẹp về thời gian nghiên cứu cũng như nguồn lực thực hiện nên luận văn vẫn còn những điểm hạn chế như chưa mở rộng nghiên cứu chi tiết hơn đối với hoạt động của các NHTM trên địa bàn cũng như đi sâu nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Tác giả mong muốn sẽ cải thiện những tồn tại này qua các nghiên cứu trong tương lai.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Dương Thị Nghĩa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank (2003), Quyết định số 165/HĐQT-KHTH ngày 25/6/2003 về việc ban

hành qui định các hình thức huy động vốn trong hệ thống Agribank, Hà Nội.

2. Agribank (2005), Quyết định số 115/QĐ-NHNo-KH ngày 19/5/2005 qui định về

xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống Agribank, Hà Nội.

3. Agribank (2008), Quyết định số 123/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 21/2/2008 của

Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank ban hành quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Agribank; Quyết định số 124/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 21/2/2008 ban hành quy định về phát hành giấy tờ có giá của Agribank để huy động vốn trong nước.

4. Agribank (2009), Quyết định số 1275/QĐ-NHNo-KHTH ngày 05/8/2009 của

Tổng Giám đốc Agribank về việc ban hành các quy định về quản lý vốn trong hệ thống Agribank.

5. Agribank (2011), Quyết định số 1122/QĐ-DDQT-KHTH ngày 25/7/2011 ban

hành quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong hệ thống Agribank.

6. Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013, 2014,

2015.

7. Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo quá trình 25 năm xây dựng

và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

8. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ 2013, 2014, 2015, 2016.

9. Hồ Diệu (1997), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Duệ (1999), Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

11. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB

Thống kê, Hà Nội.

12. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Luật số 46/2010/QH12.

14. Nhóm Tác giả: Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thu Thủy, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Hà Thanh, Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê 2014.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy định

về quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước

16. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013,

2014, 2015, 2016.

17. NHNo&PTNT Việt Nam, Đề án chiến lược nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu điều tra này là một phần trong đề tài nghiên cứu “Tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ” của học viên Dương Thị Nghĩa, học viên cao học khóa 2015 - 2017, chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Kết quả điều tra sẽ chỉ sử dụng vì mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về người được xin ý kiến đánh giá sẽ được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của người đó.

PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Họ và tên: ...

Địa chỉ: ...

Giới tính: ...

Năm sinh: ...

PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ GIAO DỊCH VỚI NGÂN HÀNG

Các dịch vụ quý khách đang sử dụng tại Agribank Phú Thọ ?

 Sản phẩm tín dụng  Sản phẩm tiền gửi  Chuyển tiền  SPDV khác

Thời gian quý khách sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Agribank Phú Thọ ?

 Dưới 1 năm  Từ 1 đến 3 năm  Từ 3 đến 5

năm

 Trên 5 năm Lý do quý khách thường xuyên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do Agribank Phú Thọ cung cấp?

 Lãi suất cao

 Địa điểm giao dịch thuận tiện

 Hình thức huy động vốn phù hợp

 Nhân viên NH phục vụ tốt

Ngoài Agribank, hiện nay quý khách đang có quan hệ giao dịch tại NHTM nào khác không ?

 Có  Không

PHẦN 2: ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

Quý khách đánh giá theo điểm số từ 1 đến 5 theo quy tắc: (1) Kém (2) Trung bình (3) Khá (4) Tốt (5) Rất tốt

TT Chỉ tiêu Điểm số

1. Ngân hàng tạo được cảm giác an toàn trong giao dịch 1 2 3 4 5

2. Hình thức và cách thức tính lãi chính xác và minh bạch 1 2 3 4 5

3. Thông tin cá nhân và khoản tiền gửi được bảo mật 1 2 3 4 5

4. Kiểm soát được các giao dịch trong tài khoản tiền gửi 1 2 3 4 5

5. Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về thời gian 1 2 3 4 5

6. Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh 1 2 3 4 5 7. Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền đơn giản, thuận

tiện

1 2 3 4 5

8. Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng (Rút tiền trước hạn, vay cầm cố chiết khấu)

1 2 3 4 5

9. Các hình thức huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách

hàng

1 2 3 4 5

10. Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện 1 2 3 4 5

11. Bảng thông báo lãi suất được thiết kế rõ ràng, đầy đủ thông tin

1 2 3 4 5

12. Không mất nhiều thời gian cho một giao dịch tiền gửi 1 2 3 4 5

13. Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ 1 2 3 4 5

14. Nhân viên giao dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt

1 2 3 4 5

15. Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự

1 2 3 4 5

16. Những khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, hợp lý 1 2 3 4 5

17. Nhân viên có sự tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho khách hàng

TT Chỉ tiêu Điểm số

18. Nhân viên luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng

1 2 3 4 5

19. Nhân viên không có sự phân biệt đối xử, thường quan tâm

chú ý đến khách hàng

1 2 3 4 5

20. Nhân viên hiểu được những nhu cầu đặc biệt của khách hàng 1 2 3 4 5

21. Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại 1 2 3 4 5

22. Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng 1 2 3 4 5 23. Tờ rơi, tài liệu, ấn chỉ tiền gửi đẹp, đầy đủ thông tin và sẵn có 1 2 3 4 5

24. Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự 1 2 3 4 5

BIỂU TỔNG HỢP ĐIỂM SỐ ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

TT Chỉ tiêu Điểm Số phiếu

1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5

1. Ngân hàng tạo được cảm giác an toàn trong giao dịch

0 0 0 149 151

2. Hình thức và cách thức tính lãi chính xác và minh bạch

0 0 0 153 147

3. Thông tin cá nhân và khoản tiền gửi được bảo mật

0 0 0 145 155

4. Kiểm soát được các giao dịch trong tài khoản tiền gửi

0 0 111 103 86

5. Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về thời gian

0 0 107 101 92

6. Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh

0 0 102 93 105

7. Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền đơn giản, thuận tiện

0 81 69 64 86

8. Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng (Rút tiền trước hạn, vay cầm cố chiết khấu)

0 0 105 91 104

9. Các hình thức huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

0 0 86 107 107

10. Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện

0 0 0 165 135

11. Bảng thông báo lãi suất được thiết kế rõ ràng, đầy đủ thông tin

0 0 0 149 151

12. Không mất nhiều thời gian cho một giao dịch tiền gửi

0 0 103 95 102

13. Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ

0 0 106 78 116

14. Nhân viên giao dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt

0 0 98 103 99

15. Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự

0 0 107 94 99

16. Những khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, hợp lý

17. Nhân viên có sự tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho khách hàng

0 0 103 101 96

18. Nhân viên luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng

0 0 0 141 159

19. Nhân viên không có sự phân biệt đối xử, thường quan tâm chú ý đến khách hàng

0 0 0 144 156

20. Nhân viên hiểu được những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

0 0 92 96 112

21. Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại

0 0 0 158 142

22. Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng

0 0 0 133 167

23. Tờ rơi, tài liệu, ấn chỉ tiền gửi đẹp, đầy đủ thông tin và sẵn có

0 0 0 129 171

24. Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự

0 0 0 143 157

25. Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng khắp và thuận tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)