Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
4.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô
Điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động khách hàng cá nhân nói riêng là môi trường vĩ mô phải ổn định. Bởi môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại không huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn vì người dân chưa thực sự tin tưởng vào ngân hàng. Nếu môi trường vĩ mô trong đó các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa… được ổn định thì người dân sẽ đặt hết lòng tin vào ngân hàng. Khi đó, họ gửi tiền vào ngân hàng thay vì phải đầu tư vào vàng hay bất động sản. Chính phủ cần phải có trách nhiệm quản lý đất nước để các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng, hiệu quả.
Chính phủ và các cơ quan chức năng phải dự báo, tránh cho nền kinh tế các cú sốc lớn, nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động nền kinh tế
4.3.1.2. Đổi mới trong công tác bảo hiểm tiền gửi
Hiện nay, cơ sở pháp lý về bảo hiểm tiền gửi đang dần được hoàn thiện để tháo gỡ bất cập, nâng cao hơn nữa hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tuy nhiên, thời hạn trả bảo hiểm dài cũng như hạn mức trả tiền bảo hiểm của một cá nhân tại một TCTD tham gia bảo hiểm theo các quy định hiện hành quá thấp.
Đề nghị cần điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi theo tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, và thường đáp ứng các chỉ số như tỷ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm phải trên 80%; tỷ lệ số tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm khoảng 20- 30%; tỷ lệ hạn mức BHTG trên GDP bình quân đầu người từ 2,5-5 lần… Đề xuất áp dụng hệ thống phí phân biệt theo mức độ rủi ro của từng nhóm ngân hàng trên cơ sở các chỉ số an toàn vốn, đảm bảo nguyên tắc tổ chức có rủi ro cao phải nộp phí cao hơn và ngược lại.
4.3.1.3. Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
Một trong những yếu tố tác động đến huy động vốn khách hàng cá nhân là sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trong giai đoạn tiếp theo, Tỉnh Phú Thọ cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, theo hướng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc, đồng thời đóng vai trò ngày càng quan trọng trong vùng Thủ đô Hà Nội; từng bước phấn đấu để đến năm 2020 cơ bản tự cân đối được thu chi ngân sách địa phương.
Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Hỗ trợ phát triển mạnh doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ và tôn vinh người dân, doanh nhân làm giàu chính đáng bằng đổi mới phương thức, mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền. Phấn đấu trở thành một chính quyền đối thoại, lắng nghe và đồng hành với doanh nghiệp, người dân. Giữ vững kỷ cương hành chính, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có tinh thần cầu thị lắng nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt là hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng tâm, trọng điểm như đầu tư thêm cầu bắc qua sông Hồng, sông Đà nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ, Hà Nội và cả vùng Thủ đô.