5. Bố cục luận văn
3.2.1 Thực trạng kết quả của hoạt động Marketing trong công tác huy động vốn
3.2.1.1 Khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động
Khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động phát sinh khi ngân hàng sử dụng những nguồn vốn huy động được để thực hiện cho vay. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động chính là lợi nhuận của Chi nhánh.
Bảng 3.4: Đánh giá khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 -2016
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Chi chi phí trả lãi 144.358 126.264 134.697
2. Chi phí hoạt động 1.975 2.323 2.798
2.1 Chi phí quản lý và công vụ 1.364 1.624 1.890 2.2 Chi phí xuất bản, tuyên truyền quảng cáo 430 672 732
2.3 Chi phí khác 181 27 176
3.Tổng chi phí huy động vốn 146.333 128.587 137.495
4.Lãi suất cho vay bình quân (%) 10,50 9,10 9,00 5.Lãi suất huy động bình quân (%) 7,90 6,00 5,90
6.Chênh lệch lãi suất bình quân (%) 2,60 3,10 3,10%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chung của Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2016
Hiện tại, mức lãi suất huy động bình quân và cho vay bình quân tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn đều giảm qua các năm. Sự điều chỉnh giảm này là do quy định giảm lãi suất từ NHNN và Agribank hội sở. Mức lãi suất cho vay bình quân của Chi nhánh giảm từ 10,5% năm 2014 xuống mức 9,0% năm 2016. Đồng thời, lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh cũng giảm từ 7,9% năm 2014 xuống 5,9% năm 2016. Tuy nhiên, mức giảm của lãi suất cho vay luôn thấp hơn mức giảm của lãi suất huy động nên khoản chênh lệch lãi suất ngày càng tăng. Đồng nghĩa nguồn vốn huy động
của Chi nhánh có khả năng sinh lời ngày càng cao. Năm 2014, lãi suất chênh lệch sinh lời cho chi nhánh là 2,6% và tăng lên 3,1% năm 2016.
Mặt khác, qua các năm nhận thấy tổng chi phí huy động vốn của Chi nhánh có xu hướng giảm dần, đây là những nỗ lực trong các hoạt động marketing huy động vốn tại Chi nhánh giúp chi nhánh tiết kiệm chi phí song hiệu quả huy động vốn vẫn cao. Từ đó, khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động đạt kết quả cao hơn.
3.2.1.2 Thị phần nguồn vốn huy động
Hiệu quả của hoạt động marketing huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn thể hiện ở thị phần nguồn vốn huy động. Hoạt động marketing huy động vốn có hiệu quả càng cao thì thị phần nguồn vốn huy động của Chi nhánh càng lớn. Hiện tại, khi so sánh mức thị phần của Agribank chi nhánh Bắc Kạn với một vài chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn, tác giả có bảng số liệu sau:
Bảng 3.5 Thị phần của nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 -2016
ĐVT: %
Thị phần huy động vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Agribank 28,7 27,5 27,2 BIDV 22,5 22,9 23,8 Vietinbank 18,5 18,9 19,1 Lienviet PostBank 14,7 15,8 16,8 Các ngân hàng khác 15,6 14,9 13,1 Cộng 100 100 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chung của Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2016
Mức thị phần của Agribank chi nhánh Bắc Kạn đang dần bị thu hẹp qua các năm, năm 2014 thị phần của Chi nhánh là 28,7% đến năm 2016 thị phần giảm còn 2,2%. Việc giảm dần thị phần của Agribank chi nhánh Bắc Kạn là do sự mở rộng về quy mô và mạng lưới của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần cũng như hệ thống tiết kiệm bưu điện rộng khắp địa bàn tỉnh đã tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước sức ép cạnh tranh, mặc dù Agribank chi nhánh Bắc Kạn đã nỗ lực hơn trong đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm giữ vững thị phần huy động vốn song các hoạt động marketing này chưa thật sự được tăng cường khi thị phần của Chi nhánh ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, so sánh mức thị phần của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhận thấy, thị phần vốn huy động của Agribank hiện
đang dẫn đầu thị trường bỏ xa các ngân hàng lớn khác như BIDV; Vietinbank… Đạt được thành tựu này là do hệ thống kênh phân phối của Chi nhánh rộng khắp, vì vậy chi nhánh phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời quy mô tiếp cận khách hàng của Chi nhánh cũng rộng.
Như vậy, mặc dù nắm giữ thị phần cao trên thị trường huy động vốn tại Bắc Kạn, song các hoạt động marketing huy động vốn của Chi nhánh chưa thật sự được tăng cường khi mức thị phần đang giảm dần. Trước thực trạng này, nếu Chi nhánh không có các biện pháp, chính sách marketing phù hợp, chi nhánh sẽ mất dần thị phần vào tay các đối thủ khác.
3.2.1.3 Số lượng khách hàng
Trước sức ép của môi trường cạnh tranh, các ngân hàng thương mại càng phải nỗ lực hơn trong các hoạt động marketing huy động vốn để giữ vững lượng khách hàng hiện tại, đồng thời mở rộng quy mô khách hàng mới. Ngân hàng thương mại nào không tạo được sự khác biệt, không tạo được sự hấp dẫn trong các hoạt động marketing sẽ phải đối mặt với việc mất dần thị phần và mất dần khách hàng vốn có. Hiện nay, mặc dù tổng lượng vốn huy động của Agribank chi nhánh Bắc Kạn tăng lên song số lương khách hàng gửi tiền lại có xu hướng giảm đi. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác Marketing huy động vốn của Chi nhánh đang bị giảm xuống. Cụ thể như sau:
Hình 3.2. Biểu đồ số lượng khách hàng của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chung của Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2016 2350 2132 2032 876 765 754 121 135 135 0 500 1000 1500 2000 2500
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Tổ chức khác
Có thể thấy, lượng khách hàng hiện tại của Chi nhánh không tăng thêm mà giảm dần qua các năm. Số lượng khách hàng cá nhận của Chi nhánh giảm từ 2.350 khách hàng năm 2014 xuống 2.032 khách hàng năm 2016. Đồng thời, số lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh cũng giảm từ 876 khách hàng năm 2014 xuống còn 754 khách hàng năm 2016. Khách hàng là những tổ chức khác tăng từ 121 khách hàng lên 135 khách hàng trong giai đoạn 2014-2016.
Nhìn chung, tổng số lượng khách hàng của Agribank chi nhánh Bắc Kạn ngày càng giảm. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã không làm tốt công tác giữ chân khách hàng cũ cũng như mở rộng quy mô khách hàng mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh tình trạng này, tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ các hoạt động marketing huy động vốn của chi nhánh không hiệu quả, không tạo sự hấp dẫn cũng như thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh. Thời gian tới, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn các hoạt động marketing huy động vốn nhằm giúp chi nhánh nâng cao số lượng khách hàng trong thời gian tới.
3.2.1.4 Hệ số sử dụng vốn, gia tăng cho vay
Hệ số sử dụng vốn trong kỳ càng cao và càng gần tới 1 thì hiệu quả hoạt động marketing huy động vốn của Chi nhánh càng cao và ngược lại. Để đánh giá hệ số sử dụng vốn trong kỳ của Chi nhánh trong những năm qua, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.6: Hệ số sử dụng vốn trong giai đoạn 2014 -2016
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Dư nợ bình quân 2.089.886 2.244.644 2.525.000 Nguồn vốn huy động 1.827.320 2.104.406 2.283.000 Hệ số sử dụng vốn trong kỳ (%) 114,37 106,66 110,60
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chung của Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2016
Theo bảng số liệu nhận thấy chi nhánh sử dụng nguồn vốn ngày khá hiệu quả khi hệ số sử dụng vốn ngày rất cao, cụ thể như sau: năm 2014, hệ số sử dụng vốn là 114,37%, sang năm 2014 hệ số này là 106,66%. Đến năm 2016, do sự tăng chung của lãi suất bình quân thì nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh đạt 2.283 triệu đồng tuy nhiên
lãi suất tăng khiến cho hoạt động cho vay của các NHTM nói chung và Agribank Bắc Kạn nói riêng có xu hướng chậm lại kéo theo hệ số sử dụng vốn trong kỳ của chi nhánh giảm so với năm 2014 song tăng so với năm 2015 đạt 110,60%
Hệ số sử dụng vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Kạn cũng cho thấy sự chênh lệch giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay theo hướng dư nợ cao hơn vốn tiền gửi. Sự chênh lệch này cho thấy ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn tiền gửi để cho vay. Cho thấy hiệu quả của hoạt động marketing huy động vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng toàn bộ nguồn vốn huy động để cho vay cũng khiến chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ không thanh toán được nợ đến hạn cho khách hàng làm giảm uy tín của Chi nhánh trên thị trường.
3.2.1.5 Tỷ lệ chi phí của hoạt động Marketing trên tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ chi phí của hoạt động marketing trên tổng nguồn vốn huy động cũng là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả của hoạt động này. Nếu trong hoạt động huy động vốn chi nhánh tiết kiệm được nhiều khoản mục chi phí marketing thì hoạt động marketing sẽ đạt hiệu quả cao.
Bảng 3.7: Tỷ lệ chi phí của hoạt động Marketing trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chi phí marketing huy động vốn
(triệu đồng) 430 672 732
Nguồn vốn huy động (triệu đồng) 1.827.320 2.104.406 2.283.000 Tỷ lệ chi phí marketing huy động vốn
trên tổng vốn huy động (%) 0,02 0,03 0,03
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chung của Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2016
Nhận thấy, chi phí marketing huy động vốn của Agribank Chi nhánh Bắc Kạn tăng dần qua các năm, cụ thể mức chi phí này tại Chi nhánh các năm như sau: 430 triệu đồng năm 2014; 672 triệu đồng năm 2015 và 732 triệu đồng năm 2016. Chi phí marketing gia tăng khiến lượng vốn huy động hàng năm tại Chi nhánh cũng tăng lên song tốc độ tăng của nguồn vốn chậm hơn tốc độ tăng của chi phí khiến tỷ lệ chi phí marketing huy động vốn trên tổng vốn huy động tăng dần. Năm 2014 là 0,02% tăng lên 0,03% năm 2016.
Bên cạnh đó, qua số liệu thu thập cũng cho thấy hiện tại mức chi phí marketing mà Chi nhánh sử dụng để huy động vốn khá thấp nên hiệu quả huy đông vốn không cao và không đáp ứng hết được nhu cầu sử dụng vốn tại Chi nhánh. Điều này thể hiện các hoạt động marketing huy động vốn tại Chi nhánh chưa thật sự hiệu quả.