5. Bố cục luận văn
3.3.2 Nhân tố chủ quan
3.3.1.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing huy động vốn của ngân hàng thương mại. Đối với Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng chiến lược đẩy mạnh các hoạt động marketing: quảng cáo, chiêu thị để tăng cường nguồn vốn huy động.
Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của chi nhánh lại không được xây dựng cụ thể, các hoạt động marketing huy động vốn không có kế hoạch, mục tiêu cụ thể dẫn đến hoạt động không đạt hiệu quả như mong đợi của Ban lãnh đạo Chi nhánh.
Như vậy, mặc dù chiến lược kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn luôn chú trọng đến các hoạt động marketing huy động vốn song việc xây dựng chiến lược kinh doanh lại không cụ thể dẫn đến gây ra những tác động tiêu cực cho hoạt động marketing huy động vốn.
3.3.1.2 Tiềm lực tài chính của ngân hàng
Tiềm lực tài chính của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua chỉ tiêu tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Khi các chỉ tiêu này đạt giá trị cao thì ngân hàng sẽ có cơ hội đầu tư đẩy mạnh các hoạt động marketing huy động vốn. Từ đó, doanh số huy động vốn của ngân hàng được nâng cao và ngược lại. Trong giai đoạn 2014-2016, chỉ tiêu thể hiện tiềm lực tài chính của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn như sau:
Hình 3.7: Biểu đồ lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chung của Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2016 258,339 238,618 232,969 66,057 59,517 36,148 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng thu nhập Lợi nhuận trước thuế
Qua các năm, lợi nhuận trước thuế của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn giảm dần, giảm từ 66.057 triệu đồng năm 2014 xuống còn 36.148 triệu đồng năm 2016. Tổng thu nhập của Chi nhánh cũng giảm còn 232.969 triệu đồng năm 2016, giảm so với các năm trước.
Như vậy, tình hình kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn không đạt hiệu quả, tổng thu nhập và lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng giảm xuống. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của Chi nhánh giảm. Từ đây gây ảnh hưởng đến hoạt động marketing huy động vốn do Chi nhánh không đầu tư nhiều kinh phí cho hoạt động này.
3.3.1.3 Chi phí đầu tư cho hoạt động Marketing
Chi phí đầu tư cho hoạt động marketing huy động vốn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Nếu trong hoạt động huy động vốn chi nhánh sử dụng các khoản đầu tư hiệu quả thì hoạt động marketing huy động vốn của Chi nhánh được tăng cường và ngược lại.
Bảng 3.21: Tỷ lệ chi phí của hoạt động Marketing trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chi phí marketing huy động vốn
(triệu đồng) 430 672 732
Nguồn vốn huy động (triệu đồng) 1.827.320 2.104.406 2.283.000 Tỷ lệ chi phí marketing huy động vốn
trên tổng vốn huy động (%) 0,02 0,03 0,03
Nhận thấy, chi phí marketing huy động vốn của Agribank Chi nhánh Bắc Kạn tăng dần qua các năm, cụ thể mức chi phí này tại Chi nhánh các năm như sau: 430 triệu đồng năm 2014; 672 triệu đồng năm 2015 và 732 triệu đồng năm 2016. Chi phí marketing gia tăng khiến lượng vốn huy động hàng năm tại Chi nhánh cũng tăng lên song tốc độ tăng của nguồn vốn chậm hơn tốc độ tăng của chi phí khiến tỷ lệ chi phí marketing huy động vốn trên tổng vốn huy động tăng dần. Năm 2014 là 0,02% tăng lên 0,03% năm 2016.
Bên cạnh đó, qua số liệu thu thập cũng cho thấy hiện tại mức chi phí marketing mà Chi nhánh sử dụng để huy động vốn khá thấp nên hiệu quả huy đông
vốn không cao và không đáp ứng hết được nhu cầu sử dụng vốn tại Chi nhánh. Điều này thể hiện các hoạt động marketing huy động vốn tại Chi nhánh chưa thật sự được tăng cường.