Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Camron, K.S &Quinn, R.E (2005): The

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trường đại học bà rịa vũng tàu​ (Trang 30 - 33)

The completing values framework

Hai ông đã tiến hành phân loại VHDN dựa vào đặc trưng của quá trình trao đổi thông tin trong doanh nghiệp. Những trao đổi, giao tiếp này là rất cần thiết để khẳng định vị thế của cá nhân hay tập thể, quyền lực của họ có và có thể sử dụng, mức độ thỏa mãn với hiện trạng trong tổ chức. Những thông tin trao đổi phản ánh chuẩn mực hành vi, niềm tin và giá trị ưu tiên của họ. Chính vì vậy, chúng có thể được coi là một tiêu chí đáng tin cậy để phân biệt giữa các cá nhân và tập thể. Các tác giả này đã tiến hành phân loại theo một mô hình gồm hai chiều hướng (dimension): Ngang và Dọc

Hình 1.2:Mô hình văn hóa theo Cameron And Quinn

Theo chiều ngang phía trên nhấn mạnh đến tính linh hoạt, tự chủ, sáng tạo

(Flexibility and discretion); theo chiều ngang phía dưới nhấn mạnh đến tính ổn định

Theo chiều dọc phía trái nhấn mạnh đến tính hướng nội và hòa nhập (Internal focus and integration) và theo chiều dọc phía phải nhấn mạnh đến tính hướng ngoại

và khác biệt (External focus and differentiation).

Hai chiều hướng này tạo thành bốn góc. Mỗi một góc như vậy đặc trưng cho mỗi một giá trị văn hóa: Văn hóa Cộng đồng (Clan culture); Văn hóa riêng biệt (Adhocracy Culture); Văn hóa Thị trường (Market Culture); Văn hóa Thứ bậc (Hierachy Culture).

- Văn hóa Cộng đồng (Clan culture):ở dạng văn hóa này, quyền lực có thể được trao cho bất kỳ thành viên nào trong tổ chức, quyền lực thực tế được thực thi chủ yếu dựa vào vị thế phi chính thức. Các quyết định thường được thảo luận chung trong tập thể và thể hiện sự thống nhất của tập thể, phong cách lãnh đạo chỉ là yếu tố cần tôn trọng và là biểu hiện của sự ủng hộ. Do đó, dạng VH này thể hiện được tính thân ái, tính công bằng, bình đẳng. Tuy nhiên, nó khó thể hiện được ở những tổ chức có quy mô lớn.

Từ đây rút ra được những đặc điểm của Văn hóa cộng đồng:

1. Đặc điểm nổi trội: thiên về cá nhân, mọi người như một gia đình.

2. Tổ chức lãnh đạo: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng cho nhân viên, là người cố vấn đầy kinh nghiệm của nhân viên.

3. Quản lý nhân viên: dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc nhóm. 4. Chất keo kết dính của tổ chức: sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau. 5. Chiến lược nhấn mạnh: phát triển con người, tín nhiệm cao.

6. Tiêu chí của sự thành công: phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau và làm việc theo nhóm.

- Văn hóa riêng biệt (Adhocracy Culture): ở dạng văn hóa này, những đặc trưng của nó được thể hiện thông qua những chuẩn mực được ưu tiên trong việc thực hiện một công việc. Các quyết định thường mang tính tập thể, lãnh đạo đi tiên phong. Quyền hạn được giao phó trên cơ sở uy tín và quyền lực cần thiết cho việc hoàn thành công việc. Mối quan tâm của tổ chức là coi trọng sự tăng trưởng hơn là thành tích trước mắt. Do đó, dạng VHDN này thể hiện khả năng thích ứng, tính tự

chủ, tinh thần sáng tạo của một tổ chức. Tuy nhiên, sự bất đồng của thành viên trong tổ chức trước một vấn đề cụ thể là trở ngại cho việc ra quyết định.

Từ đây rút ra được những đặc điểm của Văn hóa riêng biệt:

1. Đặc điểm nổi trội: kinh thương, chấp nhận rủi ro.

2. Tổ chức lãnh đạo: sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa trông rộng.

3. Quản lý nhân viên: cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo. 4. Chất keo kết dính tổ chức: cam kết về sự đổi mới và phát triển.

5. Chiến lược nhấn mạnh: tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới. 6. Tiêu chí của sự thành công: các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, mới mẻ. - Văn hóa Thị trường (Market Culture):ở dạng văn hóa này, cấp trên là người đóng vai trò quyết định, quyền lực được ủy thác và phụ thuộc vào năng lực của họ. Mọi thành viên trong tổ chức phải tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu và được khích lệ tinh thần theo những cam kết trong hợp đồng lao động, những thành quả lao động được đánh giá dựa trên cơ sở sản phẩm hữu hình. Do đó, đôi khi trong dạng VHDN này tỏ ra quá thực dụng. Tuy nhiên, thông qua cách đánh giá kết quả lao động, làm cho mọi thành viên trong tổ chức tỏ ra hăng hái, có nhiều sáng kiến, phát minh.

Từ đây rút ra được những đặc điểm của Văn hóa thị trường:

1. Đặc điểm nổi trội: cạnh tranh theo hướng thành tích.

2. Tổ chức lãnh đạo: tích cực, phong cách quản lý định hướng theo kết quả. 3. Quản lý nhân viên: dựa trên năng lực thành công và thành tích.

4. Chất keo kết dính tổ chức: tập trung vào thành quả và mục tiêu hoàn thành.

5. Chiến lược nhấn mạnh: cạnh tranh và chiến thắng.

6. Tiêu chí của sự thành công: chiến thắng trên thị trường, tăng khoảng cách với đối thủ.

- Văn hóa Thứ bậc (Hierachy Culture):ở dạng văn hóa này, các quy chế, tình trạng ổn định được giám sát chặt chẽ. Quyền hạn được giao phó dựa vào quy chế, tính chất công việc. Người lãnh đạo tỏ ra bảo thủ và thận trọng. Mọi thành viên

trong tổ chức luôn được giám sát và kiểm tra. Việc đánh giá kết quả lao động dựa vào những tiêu chí đã được quy định. Do đó, ở dạng VHDN này, tính quy củ, logic, trật tự, kỷ luật được thể hiện rõ ràng. Và vì vậy, mọi thành viên trong tổ chức phải luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ với những áp lực cao, điều này có thể gây nên tình trạng căng thẳng, nặng nề trong tổ chức.

Từ đây rút ra được những đặc điểm của Văn hóa thứ bậc:

1. Đặc điểm nổi trội: cấu trúc và kiểm soát.

2. Tổ chức lãnh đạo: phối hợp, tổ chức theo định hướng hiệu quả.

3. Quản lý nhân viên: bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnh đạo.

4. Chất keo kết dính tổ chức: các danh sách và quy tắc tổ chức. 5. Chiến lược nhấn mạnh: thường xuyên và ổn định.

6. Tiêu chí của sự thành công: tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trường đại học bà rịa vũng tàu​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)