Quan điểm và mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại BVU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trường đại học bà rịa vũng tàu​ (Trang 81)

3.1.1. Quan điểm, định hướng xây dựng VH của BVU

BVU hướng hoạt động của mình theo những chuẩn mực đã đề ra để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất. Do đó, BVU luôn định hướng trở thành một Trường Đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất trong nước cũng như trong khu vực, để làm được điều này tốt hơn nữa trong tương lai BVU đã cụ thể thành những định hướng như sau:

 Kế thừa và phát huy những giá trị VH truyền thống đã tạo nên thành công của BVU trong 10 năm qua, trong tương lai các giá trị VH này cần được duy trì, củng cố và phát huy.

 Cần thấu hiểu và truyền đạt các giá trị cốt lõi đến toàn bộ cán bộ, nhân viên, giảng viên của BVU: Thông qua việc xây dưng và phát triển VH, BVU định hướng, điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và phát triển VH, từ đó BVU định hướng và điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và hành động của toàn bộ cán bộ, nhân viên, giảng viên. Khi qui mô của BVU ngày càng mở rộng thì vai trò của VHDN càng trở nên quan trọng, nó là chất kết dính toàn bộ các thành viên của BVU.

 Từng bước xây dựng VHDN trở thành một tài sản thật của BVU vì VHDN chính là một trong những yếu tố cơ bản để xây dựng, phát triển, quảng bá cho BVU.

 Xây dựng một môi trường VH mạnh và lành mạnh, xây dựng VH hướng vào con người như: sinh viên, khách hàng, đối tác ngoài ra cần hướng tới cán bộ, nhân viên, giảng viên của BVU những người đã và đang tham gia vào hoạt động của BVU. Tuy nhiên, việc xây dựng VHDN hướng vào con người trước hết phải xuất phát từ nội bộ của BVU.

 Xây dựng VHDN trên cơ sở đề cao các giá trị đạo đức, định ra các giá trị đạo đức đang theo đuổi. Đề cao và giáo dục cán bộ, nhân viên, giảng viên về các giá trị đạo đức như: tín, trung, minh…

 Xây dựng một nền VH trên cơ sở mang tính sáng tạo và thích nghi cao với điều kiện môi trường xã hội, hướng đến khách hàng và mang tính cạnh tranh, trách nhiệm với xã hội.

3.1.2. Mục tiêu xây dựng VH của BVU:

Ban lãnh đạo của BVU đã xác định mục tiêu xây dựng VH của BVU là:

 Phát triển nền văn hóa mạnh theo định hướng, tầm nhìn, chiến lược của BVU.

 Các giá trị cốt lõi của nền VH mà BVU đang xây dựng phải phù hợp với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của BVU.

 Củng cố vững chắc các truyền thống riêng biệt, mang đậm nét VH của BVU.

 Phát triển thực hành và quản trị phù hợp với định hướng, tầm nhìn và chiến lược của BVU.

3.2. Hoàn thiện mô hình VH theo định hướng tầm nhìn và chiến lược của BVU BVU

3.2.1. Mô hình VH theo định hướng tầm nhìn và chiến lược của BVU

Dựa vào những ý kiến của ban lãnh đạo BVU, kết hợp với định hướng chiến lược và tầm nhìn của BVU, tác giả đưa ra mô hình VHDN theo hướng phát triển của BVU như sau:

Mô hình văn hóa mới trong tương lai theo mong muốn của tất cả các thành viên BVU: giảm bớt mức độ thứ bậc (D) đến mức có thể, tăng cường khuynh hướng

cộng đồng (A) ở mức độ cao, tăng cường tính thị trường (C), giảm bớt tính riêng

biệt (B) một chút.

Định hướng VH theo tầm nhìn, chiến lược nổi bật với nét VH kết hợp của VH cộng đồng và VH thị trường với những đặc tính sau:

 Đặc tính bao trùm: môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh tuy nhiên bầu không khí làm việc bên trong BVU vẫn ấm áp như một gia đình, mọi người quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

 Người lãnh đạo: của BVU là người cố vấn nhiều kinh nghiệm cho nhân viên, tích cực động viên và định hướng cho nhân viên làm việc tích cực để đạt kết quả tốt.

 Quản lý nhân sự: các thành viên BVU có tinh thần đoàn kết, làm việc theo nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập, thể hiện được năng lực của bản thân và hướng đến những thành công trong công việc.

 Cơ sở gắn bó: của BVU chính là sự đoàn kết, trung thành và tin tưởng lẫn nhau cùng tập trung hoàn thành mục tiêu đã đề ra với kết quả tốt nhất.

 Trọng tâm chiến lược: bao gồm chiến lược phát triển đội ngũ quản lý, nhân viên, giảng viên giàu kinh nghiệm và năng lực, nâng cao uy tín cũng như vị thế của BVU trong nước cũng như trong khu vực.

 Tiêu chí thành công: phát triển nguồn nhân lực, làm việc theo nhóm, các thành viên quan tâm đến nhau, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà cũng như cho đất nước.

3.2.2. Xu hướng điều chỉnh văn hóa BVU và định hướng giải pháp:

Bảng 3.1: Bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH BVU hiện tại và mong muốn tương lai

A B C D

Hiện tại 23.1 22.7 23.5 27.3

Tương lai 26.8 22.6 24.1 23.1

Hình 3.1: Xu hướng điều chỉnh loại hình văn hóa của BVU

Từ bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH BVU ở hiện tại và tương lai, tác giả xin đề xuất thứ tự tiến hành các giải pháp như sau:

- Giải pháp số 1: Định hướng giảm bớt các đặc tính của Văn hóa thứ bậc (D). - Giải pháp số 2: Định hướng tăng cường các đặc tính của Văn hóa cộng đồng (A). - Giải pháp số 3: Tăng cường đặc tính của Văn hóa thị trường (C).

3.3. Giải pháp hoàn thiện VHDN tại BVU

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện việc xây dựng các yếu tố cấu thành VHDN: 3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện, củng cố các giá trị hữu hình của BVU 3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện, củng cố các giá trị hữu hình của BVU

Về kiến trúc và cơ sở hạ tầng

Trong tương lai, BVU nên thúc đẩy hoàn thành xây dựng sớm cơ sở chính nhằm tập hợp các phòng chức năng đang nằm rải rác tại các cơ sở, tạo nên tính thuận lợi trong tác nghiệp giữa các nhân viên, giảng viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc thường xuyên giữa cấp quản lý và nhân viên, điều này sẽ giúp cho cấp quản lý thường xuyên nắm bắt được những khó khăn của nhân viên, giảng viên, tạo mối quan hệ thân thiết thấu hiểu lẫn nhau. Đây chính là cơ sở để phát triển một hệ thống VHDN hiệu quả.

Về Logo và Slogan

- Cần tìm kiếm những thông tin về Logo của BVU như thời điểm sáng tác, tác giả, ý nghĩa logo… Bởi đây là thông tin cần thiết, nó như thương hiệu thứ hai, dấu hiệu nhận biết thương hiệu của BVU.

- Cần tổ chức một cuộc thi để tìm ra một Slogan phù hợp cho BVU.

Các chuẩn mực hành vi

- VH ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới: tin và tín nghiệm người có tài,

năng lực; lắng nghe ý kiến của cấp dưới;tôn trọng, quan tâm tới cấp dưới; giao tiếp với nhân viên bằng tấm lòng và trái tim; khen chê động viên kịp thời; đừng quên lời hứa.

- VH ứng xử cấp dưới đối với cấp trên: tuân thủ trật tự, đẳng cấp và không

được vượt cấp trong hệ thống tổ chức; cần có phản hồi thường xuyên về việc thực hiện công việc; tiếp nhận những lời phê bình một cách vô tư; cư xử khéo léo, không nói xấu, chê bai lãnh đạo sau lưng; học hỏi những phong cách và kinh nghiệm tốt của lãnh đạo.

- VH ứng xử đối với đồng nghiệp: dùng hành vi, thái độ để cho họ thấy rằng

lành mạnh vì mục đích chung, đối xử với đồng nghiệp rất chân thành, khen ngợi những ưu điểm của đồng nghiệp, không tâng bốc, xu nịnh; phân biệt rõ công tư.

- VH giao tiếp với khách hàng: giao tiếp hòa nhã, đáp ứng các nhu cầu chính

đáng của họ và không được chậm trễ khi đã hứa, thông tin cho họ khi có sự chậm trễ; mọi khách hàng đều quan trọng, không phân biệt địa vị, hình dáng, vẻ bên ngoài của họ.

- VH giao tiếp với chính quyền địa phương: nghiêm túc trong trang phục và

lịch đã hẹn, tôn trọng người đại diện của cơ quan chính quyền; giữ phong thái đúng mực, hòa nhã, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và đề nghị giải quyết công việc theo đúng chức trách và nhiệm vụ.

- VH giao tiếp với báo chí, truyền thông: tỏ ra lịch sự, cởi mở khi tiếp xúc với

báo chí. Cung cấp các thông tin cần thiết nếu không phải là bí mật, sử dụng ngôn từ đúng mực, chuẩn bị sẵn những gì nên nói, những gì không nên nói. Với những thông tin chưa chắc chắn cần nói với phóng viên là tin tức chưa được thẩm định và chỉ mang tính tham khảo.

Công tác tuyển dụng

Việc xây dựng VH hãy bắt đầu với những người mới vào, đây là những thành viên sẽ góp phần vào sự phát triển của BVU. Nên tuyển dụng những cá nhân phù hợp với VH của BVU hơn là những người tài giỏi nhưng không thể hòa nhập với VH mà người đó phải làm việc. Nếu thiếu kỹ năng có thể bù đắp qua con đường đào tạo, nhưng nếu thiếu mức độ hòa nhập vào nền VH thì khó mà thay đổi được tư duy của họ.

3.3.1.2. Giải pháp điều chỉnh các giá trị được chấp nhận:

Tầm nhìn của BVU trong tương lai là khá rõ ràng và cụ thể với việc xây dựng BVU trở thành một Trường Đại học có thứ hạng cao trong nước và trong khu vực. Để thực hiện được tầm nhìn này thì nội bộ của BVU phải thật vững mạnh và hoàn thiện. Do đó cần có một tầm nhìn trong ngắn hạn được đặt ra là xây dựng BVU trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho tất cả các thành viên BVU bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng và minh bạch.

Để đạt được sứ mệnh mà BVU đã đặt ra, BVU cần tăng cường công tác đào tạo để đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được tiếp cận với những thông tin, cơ hội để nâng cao năng lực nghiệp vụ. Năng lực quản lý và chí hướng của người quản lý cũng có vai trò quan trọng, vì thế việc đào tạo và bồi dưỡng người quản lý là mục tiêu lâu dài của BVU.

3.3.1.3. Giải pháp hoàn thiện các giá trị nền tảng:

Vì VHDN là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý của người lãnh đạo. Do đó trong tương lai với các nhà lãnh đạo mới có thể làm thay đổi tận gốc VHDN của BVU hoặc phát triển dựa trên nền VHDN hiện tại. Để những giá trị nền tảng đã mang lại thành công cho BVU ngày càng được củng cố và phát triển với sự dẫn dắt của người lãnh đạo tiền nhiệm hay người lãnh đạo mới trong tương lai thì người lãnh đạo mới trong tương lai phải thấm nhuần các giá trị nền tảng của BVU. Cần có các chuẩn mực, yêu cầu khi đào tạo, phát triển người lãnh đạo mới cho BVU.

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình VHDN của BVU

3.3.2.1. Giải pháp để giảm bớt những đặc tính của Văn hóa cấp bậc (D)

Với tình hình hiện tại của BVU, tác giả đề xuất một vài giải pháp nhằm giảm bớt những đặc tính của Văn hóa cấp bậc (D):

- Điều chỉnh các qui định nhiệm vụ quyền hạn và bảng mô tả công việc theo hướng xác định rõ yêu cầu của công việc, tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm với ranh giới và phạm vi hoạt động rõ ràng.

- Xây dựng một môi trường ủy quyền hiệu quả bằng việc khuyến khích cấp dưới không quá phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiêm thời gian của lãnh đạo cấp cao.

Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp xây dựng những đặc tính của Văn hóa cộng đồng và Văn hóa thị trường để góp phần vào việc giảm bớt các đặc tính của Văn hóa cấp bậc.

3.3.2.2. Giải pháp tăng cường những đặc tính của Văn hóa cộng đồng (A)

Bao gồm các giải pháp sau:

Giải pháp hoàn thiện các mối quan hệ và môi trường làm việc:

- Đối với các ngày lễ lớn trong năm như 8/3, 30/4, 1/5, 20/11… BVU cần thiết kế cố định và quy mô nhằm tạo sự thân mật và hòa đồng cho toàn cán bộ, nhân viên, giảng viên trong Trường. Thông qua việc tổ chức các hoạt động định kỳ và sự phân công chuẩn bị cho các phòng, các khoa sẽ là một công cụ hiệu quả giúp tăng khả năng phối hợp nhóm của các thành viên được phân công.

- Trong gần 10 năm phát triển, BVU cũng đã tổ chức các sự kiện VH mang tính đặc thù, tuy nhiên các sự kiện được tổ chức không đều và ít có sự tham gia của các thành viên BVU, do đó họ vẫn chưa nhận thức tích cực về VHDN của BVU.

- Các hoạt động đoàn thể được tổ chức chưa thực sự sôi nổi, chưa trở thành các hoạt động thường xuyên do đó BVU cần tổ chức các hoạt động sôi nổi hơn, thu hút sự quan tâm tham gia của mọi người. Như thế sẽ tăng cường mối quan hệ, sự đoàn kết giữa các thành viên, tăng thêm sự tự hào, lòng trung thành với BVU cũng tăng lên.

- Trong tương lai, BVU cần có các hoạt động VH quy mô, có tính lan tỏa mạnh nhằm tạo tính đồng bộ trong nhận thức của toàn cán bộ, giảng viên, nhân viên. Các giá trị VH của BVU cần được phổ biến rộng rãi trong các hoạt động VH nhằm thay đổi nhận thức và tạo ra một lực lôi cuốn toàn bộ các thành viên tham gia thực hiện.

- Cấp quản lý cần kích thích tinh thần làm việc của nhân viên thông qua các hoạt động VH cụ thể hướng đến con người như: các lễ hội truyền thống 8/3, 20/11, 20/10…

- Xây dựng tinh thần làm việc thoải mái trong khuôn phép sẽ giúp cho mọi thành viên có niềm vui trong công việc, họ thấy được tôn trọng sẽ giúp cho họ làm việc tốt hơn, cống hiến hơn.

- Người lao động và tập thể lao động, họ cần gắn bó với nhau nhiều hơn và xóa bỏ đi ranh giới giữa lãnh đạo và nhân viên, để làm được điều này họ phải hiểu nhau, quan tâm đến nhau và biết cách giúp đỡ nhau khi cần thiết. Ngoài giờ làm việc, họ

có nhiều lý do để giao tiếp, ứng xử, quan tâm đến nhau… làm cho các thành viên cảm nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn BVU.

- Cần củng cố và tăng tính chuyên nghiệp cho Bộ phận thăm hỏi của Công đoàn trong các sự kiện quan trọng trong đời sông thường ngày như các sự kiện hiếu hỷ, ốm đau của của cán bộ, giảng viên, nhân viên và gia đình của họ. Bộ phận thăm hỏi cần có đại diện nhân viên từng bộ phận bởi họ có thể hiểu rõ hết về tình hình cá nhân và gia đình của từng nhân viên chứ không nhất thiết chỉ có đại diện công đoàn. Khi thực hiện được vấn đề này sẽ làm tăng tính kết nối giữa nhân viền và nhà Trường, là cơ sở để các cá nhân cống hiến cho hoạt động của BVU một cách tự nguyện và hăng hái. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của người lao động, không nên chạy theo thành tích trong công việc mà còn quan tâm đến những tiêu chí khác như tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích lao động tốt, gia đình gương mẫu… những hoạt động này sẽ góp phần tạo nên bầu không khí thân ái nơi làm việc, điều này làm tăng thêm tinh thần làm việc, cống hiến, trung thành của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trường đại học bà rịa vũng tàu​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)