2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bà Rịa - Vũng tàu là tỉnh có nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ đứng đầu cả nước như dầu khí, cảng biển, du lịch…. Để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu nói riêng sớm trở thành một tỉnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, vì vậy cần phải có một đội ngũ khoa học công nghệ đa dạng và có trình độ cao. Tuy nhiên cho đến năm 2000 cả tỉnh chưa có một trường đại học nào, chỉ mới có trường Cao đẳng Sư Phạm và trưởng Cao đẳng Cộng Đồng. Do đó, việc thành lập một trường Đại học là điều cần thiết.
Trải qua quá trình chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và ngành nghề đào tạo, ngày 27/01/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 27/2006/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, hoạt động theo quy chế trường đại học tư thục.
Trải qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường đào tạo 60 ngành gồm: Đại học 10 ngành, Cao đẳng 10 ngành, Trung cấp chuyên nghiệp 9 ngành, Liên thông Cao đẳng lên Đại học 9 ngành, Liên thông Trung cấp lên Đại học 3 ngành, Đại học Vừa làm vừa học 10 ngành, Văn bằng hai 9 ngành.
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng sinh viên nhập học đầu khóa qua các năm 2006 - 2015 (Tính đến tháng 10/2015)Chỉ Chỉ tiêu SL nhập học Chỉ tiêu SL nhập học Chỉ tiêu SL nhập học Chỉ tiêu SL nhập học Chỉ tiêu SL nhập học Chỉ tiêu SL nhập học Chỉ tiêu SL nhập học 1 2006 500 674 250 324 0 452 0 0 0 750 1450 2 2007 750 821 250 423 1000 464 300 175 0 500 2300 1883 3 2008 1000 889 500 615 1000 485 500 318 200 0 3200 2307 4 2009 1200 809 600 941 800 490 950 815 100 100 3650 3055 5 2010 1200 913 500 954 800 363 800 415 200 200 73 3500 2645 6 2011 1100 775 500 1131 520 338 400 671 300 260 2820 2915 7 2012 800 355 300 752 0 302 400 782 200 121 0 1700 2312 8 2013 500 689 600 401 0 104 200 324 300 143 0 1600 1661 9 2014 1200 1069 200 203 250 44 200 213 300 124 200 2150 1653 10 2015 1800 1398 300 57 100 300 458 200 77 200 28 100 107 3000 2097 Tổng 10050 8392 4000 5801 4470 3042 4050 4171 1800 465 1460 101 100 107 24370 21871 Đại học văn bằng 2 chính quy Đại học VLVH Thạc sĩ Tổng chỉ tiêu chính quy Tổng nhập học chính quy Stt Năm Đại học chính quy Cao đẳng chính quy Trung cấp chuyên nghiệp chính quy Đại học liên thông chính quy
Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo với: City University of Seattle (CityU) - Hoa Kỳ đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh theo phương thức 3+1 và đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường đã ký hợp tác Chương trình trao đổi sinh viên ngành Nhật Bản - Hàn Quốc học với trường Đại Học Kyoai Gakuen, HanKyong, Gwangju; chương trình học tiếng Nhật tại Trường ngôn ngữ Meros; chương trình du học tại Trường Đại học Liên bang Hoa kỳ (University of United States), University of HULL (Anh), La Croix Rouge (Pháp), MAHSA (Malaysia), Bankok University (Thái Lan), Học viện Quản lý NanYang (Singapore). Hàng năm trường còn tiếp nhận các giảng viên tình nguyện nước ngoài về giảng dạy tiếng Anh, Nhật, Hàn từ các tổ chức JICA, NISVA…; và tiếp nhận các sinh viên Lào theo diện học bổng Chính phủ sang học tập tại trường. Từ năm 2014, nhà trường đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức P2A (PASSAGE TO ASEAN) và đưa sinh viên đi tham gia các diễn đàn và giao lưu văn hóa với sinh viên các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao tương xứng trình độ đào tạo về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chú trọng đến kỹ thuật biển, tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thực hiện hợp tác quốc tế, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Tỉnh. Có thể nói đây cũng là sứ mệnh của trường đề ra từ khi bắt đầu thành lập trường.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Thực hiện theo quyết định thành lập Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10/2/2006 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có quyết định số 628/QĐ-BGDĐT công nhận hội đồng quản trị của Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 10 thành viên. Trong quá trình hoạt động, hội đồng quản trị đã quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm các
cán bộ quản lý các Phòng ban, Khoa, đơn vị trực thuộc và quy định nhiệm vụ của giảng viên.
Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của trường như sau:
Hình 2.1:Sơ đồ cơ cấu bộ máy của BVU
Hội đồng quản trị:
- Xây dựng định hướng chiến lược, đề ra sứ mệnh của trường.
- Xây dựng quy chế quy định: xây dựng quy chế tổ chức hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tuyển dụng cán bộ giảng viên nhân viên, quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ quản lý các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc,…
- Chỉ đạo Ban Giảm hiệu, Ban Quản lý Dự án và Đầu tư Xây dựng hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu về đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất.
Ban giám hiệu: Điều hành hoạt động chuyên môn, Ban Giám hiệu phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, triển khai các mặt hoạt động theo định hướng của hội đồng quản trị, phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo.
Các phòng chức năng: gồm Phòng đào tạo và quản lý sinh viên, Phòng hành chính tổng hợp, Phòng khoa học và chuyển giao công nghệ, Phòng khảo thí - đảm bảo chất lượng và thanh tra giáo dục.
Cụ thể như sau:
Phòng hành chính tổng hợp
- Tham mưu lãnh đạo nhà trường tổ chức xây dựng công tác hàng năm, chiến lược phát triển ngắn hạn, dài hạn, xây dựng hệ thống các quy chế quy định làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
- Tham mưu cho hiệu trưởng và tổ chức thực hiện công tác hành chính, tổ chức nhân sự, kế toán - tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- Thực hiện quy trình văn bản đi, đến lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
- Phối hợp các đơn vị trong trường tham mưu lãnh đạo về kế hoạch xây dựng,
đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên.
Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên:
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý sinh viên, học sinh các hệ đào tạo, các ngành học thuộc giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp của trưởng.
- Phối hợp các đơn vị tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng hồ sơ mở ngành, đăng ký chỉ tiêu, cải tiến chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập
- Triển khai công tác tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch hàng năm của trường, phối hợp các phòng, khoa tổ chức các kỳ thi
- Quản lý chương trình đào tạo, hồ sơ sinh viên, quản lý cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận kết quả học tập
- Thực hiện tổng hợp, thống kê báo cáo về công tác đào tạo
- Tham mưu cho Hiệu trưởng về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và công tác xuất bản của trường.
Phòng Khảo thí- Đảm bảo chất lượng và thanh tra giáo dục:
- Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức triển khai công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng.
- Thanh tra giáo dục trên cơ sở kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường và các văn bản chỉ đạo của cấp trên, quản lý và chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động của nhà trường có liên quan đến công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng đào tạo thanh tra giáo dục và các công việc khác Hiệu Trưởng giao
Các Khoa:bao gồm Khoa Kinh tế, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ khí, Khoa Hóa học và công nghệ thực phẩm, Khoa Xây dựng, Khoa Quốc tế, Khoa Đông phương. Có các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội;
- Quản lý giảng viên, nhân viên và người học thuộc Khoa;
- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế
hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ, nhân viên thuộc khoa;
- Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên trong khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của nhà trường.
Bên cạnh nhiệm vụ chung của Khoa, các tổ bộ môn thuộc khoa là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa. Có các nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa.
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng nhà trường giao.
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa; phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu.
Các trung tâm: bao gồm Trung tâm tư vấn và đào tạo nghiệp vụ kinh tế, Trung tâm đào tạo và dịch vụ tin học - ngoại ngữ. Thực hiện đào tạo các khóa học, nghiệp vụ ngắn hạn, đảm bảo chuẩn đầu ra tin học và ngoại ngữ.
2.1.2.3. Tình hình nhân sự
Bảng 2.2:Thống kê đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên của trường
Stt Phòng,Khoa Quản lý SL
Trình độ
Ghi chú
TS ThS ĐH Khác
1 Ban Giám hiệu 4 4 - - -
2 Phòng Đào tạo & QLSV 11 - 5 6 - 3 Phòng Thanh tra & ĐBCL 3 - 3 - -
4 Phòng Hành chính TH 17 - - 9 8
5 Phòng Nghiên cứu KH 2 1 1 - -
6 Phòng Kế toán 4 - 1 3 -
7 Khoa khoa học cơ bản 18 4 10 4 - 8 Khoa Điện - điện tử 21 2 11 3 5 9 Khoa công nghệ thông tin 17 3 12 1 1
10 Khoa Ngoại Ngữ 19 4 11 4 1
11 Khoa Kinh tế 43 8 24 3 8
12 Khoa Hóa học và CNTP 33 10 16 7 - 13 Khoa Xây dựng -cơ khí 10 3 4 3 -
14 Khoa Quốc tế 4 - 3 1 -
15 Khoa Đông Phương 11 3 2 6 -
16 Khoa xây dựng 5 1 4 - -
17 Thư viện 3 - - 2 1
18 Tổ quản trị mạng 3 - 2 1 -
19 Đoàn TNCS 1 - - 1 -
20 Trung Tâm tin học & NN 1 - 1 - -
Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu hiện có 225 người, gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhân viên: 85 người, giảng viên và giáo viên: 140 người. Trường có hơn 200 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong và ngoài nước. Trường chú trọng việc nâng cao chất lượng như xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến, chú trọng tăng cường ngoại ngữ, tin học và thực hành; tiến hành kiểm định chất lượng; liên hệ, ký kết với các khu công nghiệp và các đơn vị để tìm đầu ra cho sinh viên, học sinh tốt nghiệp.
2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của BVU
Trong phần này nội dung chủ yếu nêu ra những yếu tố cấu thành văn hóa của BVU và phân tích mô hình văn hóa của BVU.
2.2.1. Mô tả các yếu tố cấu thành nên VH của BVU theo Cameron và Quinn:
Trên cơ sở lý luận về các yếu tố cấu thành VHDN đã nêu ở Chương 1, cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia là Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu nhà trường. Từ đó tác giả đã có những nhận xét về ba yếu tố cấu thành VHDN của Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
2.2.1.1. Yếu tố thứ 1 - Các giá trị hữu hình
Kiến trúc, cơ sở hạ tầng
Hiện nay, trường có 3 cơ sở gồm 1 cơ sở tiếp nhận từ Sở Tài chính giao cho và được trường nâng cấp cải tạo. Cơ sở 2 được trường xây dựng mới và để đáp ứng được quy mô ngày càng mở rộng, trường đã thuê thêm cơ sở mới. Cụ thể như sau:
- Cơ sở 1: số 80 Trương Công Định, sau khi tiếp nhận, trường đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm tòa nhà 8 tầng khang trang. Tại đây, ngoài phòng làm việc của lãnh đạo, các phòng chuyên môn thì còn 17 phòng học, giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm. Với diện tích xây dựng trên 2.100m². Riêng tòa nhà 8 tầng gồm: 6 giảng đường có sức chứa trên 150 sinh viên và 4 phòng học có sức chứa 70 sinh viên.
- Cơ sở 2: số 01 Trương Văn Bang, là cơ sở trường đầu tư xây dựng mới với