Đánh giá loại hình văn hóa của BVU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trường đại học bà rịa vũng tàu​ (Trang 57 - 81)

Đề tài chọn cách phân loại và đánh giá văn hóa tổ chức của BVU theo phương pháp định lượng dựa trên cách phân loại “Khung giá trị cạnh tranh” và bộ công cụ OCAI của Cameron/Quinn.

2.2.2.1. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định loại hình của văn hóa BVU hiện tại và mong muốn tương lai. - Đánh giá mức độ mạnh/yếu của văn hóa BVU thông qua phân tích hành vi.

Đối tượng nghiên cứu

Để tìm hiểu rõ về văn hóa BVU, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra cho hai nhóm đối tượng là toàn bộ cấp Quản lý của BVU (từ Hiệu trưởng đến các Trưởng phó Phòng, Khoa và Bộ môn) và nhân viên bất kỳ (gồm giảng viên, nhân viên).

Phương pháp nghiên cứu

Các bảng trả lời nếu có hơn 5% ô để trống (không trả lời) hoặc trả lời vượt quá số lựa chọn qui định (đánh dấu từ 2 lựa chọn trở lên trong thang đo định khoảng) được xem là không hợp lệ sẽ bị loại trong quá trình thống kê.

Dựa vào mô hình đã được Cameron and Quinn thiết kế để xử lý thông tin thu thập được, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá mô hình văn hóa của BVU hiện tại và mong muốn thay đổi trong tương lai.

Vì vậy, mô hình nghiên cứu này được biểu diễn như sau:

Hình 2.3:Mô hình nghiên cứu

Thiết kế bảng câu hỏi

Nội dung các bảng câu hỏi phỏng vấn đã được Cameron/Quinn thiết kế và đã được kiểm chứng (đã được đề cập trong tài liệu “Diagnosing and Changing

Organizational Culture” của Cameron/Quinn, 2005, trang 153). Vì vậy trong

nghiên cứu này không đề cập đến việc kiểm chứng các bảng câu hỏi mà Cameron/Quinn đã đưa ra. Cụ thể như sau:

BẢNG CÂU HỎI I: Được thể hiện tại “Phụ lục 1”

Nội dung gồm các tiêu chí phân loại đối tượng điều tra theo các phân nhóm sau:

- Khu vực làm việc (bộ máy điều hành của BVU, các phòng ban, trung tâm trực thuộc; làm việc thường xuyên ở các cơ sở của Trường).

- Các phân nhóm khác: cấp bậc- quản lý hay nhân viên, thời gian làm việc tại BVU, giới tính, trình độ học vấn.

Tóm tắt lý thuyết các loại hình văn hoá. Lựa chọn cách đánh giá văn hoá theo Cameron và Quinn.

Văn hóa Cộng đồng (Clan culture)

Văn hóa riêng biệt (Adhocracy Culture)

Văn hóa Thị trường (Market Culture) Văn hóa Thứ bậc (Hierachy Culture) Thăm dò thông qua thư phỏng vấn.

Trong phạm vi và qui mô của nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung phân tích theo 2 nhóm đối tượng“quản lý và nhân viên”. Các phân nhóm khác: khu vực làm việc, tuổi đời, giới tính, thâm niên, chuyên môn vẫn thu thập thông tin, nhưng sẽ sử dụng cho những nghiên cứu phân tích sâu và hoàn thiện hơn về sau.

BẢNG CÂU HỎI II: (Phụ lục 2 - Thuộc công cụ OCAI -“Đánh giá loại hình văn

hóa qua nhận thức”).

Danh mục các câu hỏi để xác định loại hình văn hóa trên cơ sở phân loại

“Khung giá trị cạnh tranh” và các đặc điểm phân loại của 4 loại hình văn hóa mà

Cameron và Quinn đã thiết kế.

Mỗi câu hỏi sẽ có 4 lựa chọn tương ứng với 4 loại hình văn hóa. Đề nghị các đối tượng đánh giá xác định mức độ phù hợp của 4 loại hình văn hóa có thể định lượng được, với qui ước:

- Clan culture : ký hiệu A - Hướng nội và hòa nhập - Adhocracy Culture : ký hiệu B - Linh hoạt và tự chủ - Market Culture : ký hiệu C - Hướng ngoại và khác biệt - Hierachy Culture : ký hiệu D - Ổn định và kiểm soát

Thực hiện đánh giá 4 loại hình văn hoá trên với 6 tiêu thức: (1) Đặc tính bao trùm. (2) Người lãnh đạo. (3) Quản lý nhân lực. (4) Cơ sở gắn bó. (5) Mục tiêu chiến lược. (6) Tiêu chí thành công.

Sử dụng thang đo tổng cố định (100 điểm), thuộc nhóm thang đo đánh giá, để xác định mức độ phù hợp của từng loại hình từ 0 điểm (hoàn toàn không phù hợp) đến 100 điểm (hoàn toàn phù hợp). Tổng số mức độ phù hợp của cả 4 loại hình trong mỗi tiêu thức được ấn định là 100 điểm.

BẢNG CÂU HỎI III: (Thuộc công cụ OCAI - Phụ lục 3-“Xác định loại hình văn

hóa qua đánh giá hành vi ứng xử”).

Danh mục các câu hỏi để xác định loại hình văn hóa trên cơ sở phân loại

“Khung giá trị cạnh tranh” và các đặc điểm phân loại của 4 loại hình văn hóa mà

Trong nghiên cứu này, sử dụng tổng cộng 60 (sáu mươi) câu hỏi về hành vi ứng xử cho 4 loại hình văn hóa. Mỗi loại hình có 15 câu hỏi trắc nghiệm.

Trong đó, các câu hỏi tương ứng với từng loại hình văn hóa là:

Bảng 2.3: Phân nhóm các câu hỏi theo loại hình văn hóa

Loại hình văn hoá Phân nhóm các câu hỏi đánh giá các loại hình văn hoá tổ chức thông qua hành vi ứng xử văn hoá

VH cộng đồng A 1 5 12 13 18 20 21 22 23 24 25 47 48 49 50 VH riêng biệt B 2 8 9 14 26 27 28 29 44 45 46 51 52 53 59 VH thị trường C 3 6 7 15 30 31 32 33 35 41 42 43 54 55 60 VH thứ bậc D 4 10 11 16 17 19 34 36 37 38 39 40 56 57 58 Sử dụng thang đo định khoảng với 5 điểm qui ước trước để đánh giá mức độ nhất trí, chia sẻ văn hóa tổ chức thông qua hành vi ứng xử của các đối tượng, như sau: 1 2 3 4 5 Strongly Agree Moderately Agree

Slightly Agree and/or Slight Disagree Moderately Disagree Strongly Disagree Hoàn toàn

đúng Đúng Vừa đúng, vừa sai Sai

Hoàn toàn sai

2.2.2.2. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu:

Thu thập dữ liêu:

Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trực tiếp bên trong Trường nên tỉ lệ trả lời khá cao (183 trên 225 bảng câu hỏi được trả lời chiếm tỉ lệ 81,3%), trong đó có 175 bảng trả lời hợp lệ và 8 bảng trả lời không hợp lệ.

` Thống kê thông tin để phân loại nhóm đối với Bảng câu hỏi I. Trong phạm vi đề tài sẽ phân theo 2 nhóm đối tượng Quản lý và nhân viên.

Thống kê số liệu thu thập được để có giá trị từng loại hình văn hóa theo 6 tiêu thức ở Bảng câu hỏi II (4 loại hình - 6 tiêu thức chủ yếu - Đánh giá hiện

trạng/Mong muốn tương lai). Tính giá trị trung bình cộng của từng tiêu thức, tổng

hợp các tiêu thức và sử dụng hìnhrada để thể hiện loại hình văn hóa (Hiện

tại/Tương lai) trên cơ sở nhận thức của các đáp viên thông qua phiếu trả lời. Ngoài

ra, đề tài phân tích theo phân nhóm Quản lý và Nhân viên trên 6 tiêu thức đánh giá. Thống kê số liệu thu thập được từ Bảng câu hỏi III (tổng cộng 60 câu hỏi), tính giá trị trung bình cộng của các câu hỏi và tổng hợp giá trị trung bình cộng của các loại hình văn hóa tương ứng. So sánh Số liệu/Hình rada để đánh giá mức tương đồng giữa Nhận thức và Hành vi ứng xử theo giá trị cốt lõi của BVU. Đây là cách đánh giá mức độ mạnh/yếu của văn hóa tổ chức.

2.2.2.3. Kết quả phân tích:

Xác định loại hình văn hóa của BVU:

Từ các dữ liệu thu thập được trong Bảng câu hỏi 1 và Bảng câu hỏi 2, qua xử lý dữ liệu thu thập được ta có kết quả như sau:

Loại hình văn hóa BVU tổng quát- 6 tiêu chí:

Bảng 2.4:Tổng hợp kết quả chung 6 tiêu chí

A B C D

Hiện tại 23.1 22.7 23.5 27.3

Tương lai 26.8 22.6 24.1 23.1

Hiện tại: văn hóa BVU thiên về Văn hóa thứ bậc (D)Văn hóa thị trường (C).

Tương lai: các đối tượng được khảo sát mong muốn có sự thay đổi hoàn toàn

từ Văn hóa thứ bậc (D) sang Văn hóa cộng đồng (A), đồng thời tăng cường thêm

tính thị trường (C).

Như vậy văn hóa BVU tương lai trong nhận thức của các đối tượng khảo sát mong muốn tăng cường sựđoàn kết nội bộ, giảm bớt tính ổn định kiểm soát, dung

hòa giữa tính hướng nội và hướng ngoại,mong muốn hướng ngoại thay đổi không nhiều.

Hình 2.4: Tổng kết 6 tiêu chí - Loại hình văn hóa chung

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả 6 tiêu chí ở hiện tại - Phân nhóm Cấp bậc

A B C D

Quản lý 23.9 21.7 25.3 29.1

Nhân viên 23.9 24.4 23.8 27.9

Hiện tại: Đối với cấp Quản lý, thứ tự ưu tiên loại hình văn hóa của họ là Văn

hóa thứ bậc (D)-Văn hóa thị trường (C)-Văn hóa cộng đồng (A)-Văn hóa riêng biệt

(B). Còn đối với Nhân viên, thứ tự ưu tiên loại hình văn hóa của họ là Văn hóa thứ

bậc (D)-Văn hóa riêng biệt (B)-Văn hóa cộng đồng (A)-Văn hóa thị trường (C).

Đánh giá phân tích ở cả hai cấp ta thấy có sự đồng nhất ý kiến cho rằng Văn

hóa thứ bậc (D) là loại hình văn hóa chủ đạo được đánh giá với trọng số cao. Ngoài

Hình 2.5: Tổng kết 6 tiêu chí theo phân nhóm Cấp bậc - Hiện tại

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả 6 tiêu chí ở tương lai - Phân nhóm Cấp bậc

A B C D

Quản lý 27.4 23.1 24.6 25.0

Nhân viên 27.9 23.6 25.0 23.5

Tương lai: Đối với cấp Quản lý, thứ tự ưu tiên loại hình văn hóa của họ là Văn hóa cộng đồng (A) - Văn hóa thứ bậc (D) - Văn hóa thị trường (C) - Văn hóa riêng

biệt (B). Còn đối với cấp Nhân viên, thứ tự loại hình văn hóa theo mong muốn của

họ trong tương lai là Văn hóa cộng đồng (A) - Văn hóa thị trường (C) - Văn hóa

riêng biệt (B) - Văn hóa thứ bậc (D).

Ở cả hai cấp đều có mong muốn đưa Văn hóa cộng đồng (A) trở thành loại hình văn hóa chủ đạo thay cho Văn hóa cấp bậc (D) ở hiện tại. Tuy nhiên cấp Quản lý vẫn mong muốn duy trì sự ổn định kiểm soát của hệ thống (D) bằng trọng số cao

thứ hai, nhưng với Nhân viên họ cho rằng thay vì duy trì sự ổn định kiểm soát của hệ thống (D) thì thay vào đó là tính ổn định kiểm soát hướng ra bên ngoài hệ thống (C) để có thể thay đổi phù hợp với môi trường.

Hình 2.6: Tổng kết 6 tiêu chí theo phân nhóm Cấp bậc - Tương lai

Đánh giá từng tiêu chí - 6 tiêu chí:

Tiêu chí 1 - Đặc tính bao trùm:

Bảng 2.7:Tổng kết chung tiêu chí Đặc tính bao trùm

A B C D

Hiện tại 22.3 21.4 22.0 31.0

Đặc tính bao trùm hay còn được hiểu là môi trường làm việc bên trong của BVU.

Hiện tại: các đối tượng được khảo sát đều đánh giá cao Văn hóa thứ bậc (D), tiếp sau đó là Văn hóa cộng đồng (A) - Văn hóa thị trường (C) - Văn hóa riêng biệt (B).

Tương lai: mong muốn của các đối tượng được khảo sát là củng cố Văn hóa

cộng đồng (A) và Văn hóa thị trường (C), có sự giảm thiểu đáng kể loại hình Văn

hóa thứ bậc (D).

Điều này cho ta thấy hiện tại môi trường làm việc hiện tại bên trong BVU mang tính hệ thống, qui trình, có cấu trúc chặt chẽ với tinh thần đoàn kết hướng nội. Trong tương lai, môi trường làm việc tại BVU có xu hướng đẩy cao tinh thần

đoàn kết nội bộ từ đó hướng vào kết quả sự cạnh tranh của thị trường.

Bảng 2.8:Tổng hợp kết quả tiêu chí Đặc tính bao trùm - Phân nhóm Cấp bậc

Hiện tại Tương lai

A B C D A B C D

Quản lý 23.7 19.9 25.2 31.3 26.9 22.3 27.8 23.0

Nhân viên 22.8 23.2 21.7 32.4 28.3 22.6 26.8 22.4 Như vậy ở tiêu chí này, với kết quả tổng hợp từ các đối tượng được khảo sát cho thấy văn hóa BVU trong tương lai mong muốn có một môi trường làm việc

năng động sáng tạo hướng tới cộng đồng, tăng cường sự ổn định của hệ thống để

hòa nhập vào môi trường bên ngoài.

Hình 2.8:Kết quả tổng kết cho tiêu chí Đặc tính bao trùm - Phân nhóm Cấp bậc

Bảng 2.9: Tổng kết chung tiêu chí Người lãnh đạo

A B C D

Hiện tại 24.4 20.7 26.3 25.3

Tương lai 28.5 21.7 23.5 22.8

Hình 2.9: Tổng kết chung tiêu chí Người lãnh đạo

Hiện tại: Văn hóa thị trường (C) được đánh giá cao tiếp theo là Văn hóa thứ

bậc (D)-Văn hóa cộng đồng (A)Văn hóa riêng biệt (B) được đánh giá thấp nhất.

Tương lai: mong muốn của các đối tượng khảo sát là hướng đến Văn hóa

cộng đồng (A) tiếp theo là Văn hóa thị trường (C)Văn hóa thứ bậc (D).

Người lãnh đạo của BVU hiện tại mang phong cách hướng ngoại, đòi hỏi sự

khác biệt thể hiện sự nghiêm khắc có tính hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ.

tinh thần cộng đồng, đẩy mạnh tinh thần đoàn kết nội bộ đồng thời duy trì phong

cách hướng ngoại, đòi hỏi sự khác biệt ở mỗi thành viên BVU.

Bảng 2.10:Tổng hợp kết quả tiêu chí Người lãnh đạo - Phân nhóm Cấp bậc

Hiện tại Tương lai

A B C D A B C D

Quản lý 27.1 19.5 28.2 25.3 29.8 21.9 23.0 25.3 Nhân viên 24.3 22.3 26.6 26.8 29.6 22.8 25.0 22.5

Như vậy ở tiêu chí này, với kết quả tổng hợp từ các đối tượng được khảo sát cho thấy văn hóa BVU trong tương lai mong muốn Người lãnh đạo cần hướng tới các thành viên BVU, hướng tới cộng đồng, duy trì sự hướng ngoại đòi hỏi sự khác biệt trong mỗi thành viên BVU.

Tiêu chí thứ 3 - Quản lý nhân lực:

Bảng 2.11: Tổng kết chung tiêu chí Quản lý nhân lực

A B C D

Hiện tại 24.6 21.6 26.2 24.2

Tương lai 26.1 24.3 22.8 23.5

Hình 2.11: Kết quả tổng kết chung tiêu chí Quản lý nhân lực

Hiện tại: Văn hóa thị trường (C) được đánh giá cao tiếp theo là Văn hóa cộng

đồng (A) - Văn hóa thứ bậc (D) - Văn hóa riêng biệt (B).

Tương lai: mong muốn của các đối tượng được khảo sát là Văn hóa cộng

đồng (A) - Văn hóa riêng biệt (B) - Văn hóa thứ bậc (D) - Văn hóa thị trường (C).

Phong cách quản lý nhân lực hiện tại của BVU mang tính hướng ngoại, đòi hỏi sự khác biệt, mang trong đó là tinh thần đoàn kết nội bộ với qui trình và nguyên

tắc chặt chẽ. Trong tương lai, các đối tượng mong muốn phong cách quản lý nhân

lực đề cao tính đoàn kết nội bộ, đề cao tính linh hoạt tự chủ của mỗi cá nhân.

Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả tiêu chí Quản lý nhân lực- Phân nhóm Cấp bậc

Hiện tại Tương lai

A B C D A B C D

Quản lý 24.0 19.7 29.4 26.9 27.1 25.2 24 23.7

Nhân viên 26.1 23.6 25.9 24.4 27.0 25.2 23.3 24.5

Như vậy ở tiêu chí này, với kết quả tổng hợp từ các đối tượng được khảo sát cho thấy văn hóa BVU trong tương lai mong muốnphong cách Quản lý nhân lực

nên đề cao tính cộng đồng, ủng hộ sự chủ động, tích cực sáng tạo trong công việc

của các thành viên BVU.

Tiêu chí 4 - Cơ sở gắn bó:

Bảng 2.13: Tổng kết chung tiêu chí Cơ sở gắn bó

A B C D

Hiện tại 21.2 21.6 26.1 27.5

Tương lai 25.4 24.6 22.0 24.7

Hiện tại: các đối tượng được khảo sát đánh giá cao Văn hóa thứ bậc (D)

Văn hóa thị trường (C), tiếp theo là Văn hóa riêng biệt (B) - Văn hóa cộng đồng

(A).

Tương lai: mong muốn của các đối tượng được khảo sát là Văn hóa cộng đồng (A) - Văn hóa thứ bậc (D) - Văn hóa riêng biệt (B) - Văn hóa thị trường (C)

được đánh giá với trọng số thấp nhất.

Cơ sở gắn bó của BVU ở hiện tại chủ yếu tuân theo những qui tắc, qui trình

của hệ thống tuy có sự hướng ngoại nhưng được giám sát chặt chẽ. Trong tương

lai Cơ sở gắn bó của BVU định hướng sự gắn bó dựa vào tính hướng nội hòa nhập

của tập thể trong sự thống nhất của qui trình hệ thống.

Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả cho tiêu chí Cơ sở gắn bó - Phân nhóm Cấp bậc

Hiện tại Tương lai

A B C D A B C D

Quản lý 20.3 23.0 27.2 29.6 25.1 26.4 22.6 25.9

Nhân viên 22.8 22.0 27.1 27.9 26.8 25.0 22.9 25.3 Như vậy ở tiêu chí này, với kết quả tổng hợp từ các đối tượng được khảo sát cho thấy văn hóa BVU trong tương lai mong muốn sự gắn bó của các thành viên của BVU nên duy trì sự đoàn kết nội bộ trên cơ sở tôn trọng sự tự do cá nhân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại trường đại học bà rịa vũng tàu​ (Trang 57 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)