Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 39 - 42)

Quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hƣởng lớn của các nhân tố khách quan mà còn chịu ảnh hƣởng không nhỏ của các nhân tố chủ quan, cụ thể nhƣ sau:

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

* Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định của nền kinh tế tác động không nhỏ tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, do đó, ảnh hƣởng tới doanh thu, lợi nhuận cũng nhƣ nhu cầu vốn đầu tƣ của doanh nghiệp. Sự biến động trong tƣơng lai của nền kinh tế có thể tạo ra rủi ro trong kinh doanh, ảnh hƣởng tới các khoản chi phí nhƣ chi phí thuê máy móc, nhà xƣởng, chi phí đầu tƣ, chi phí cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh...Vì vậy, các nhà quản lý cần lƣờng trƣớc để đƣa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

* Môi trường luật pháp, chính sách của Nhà nước

Hệ thống luật pháp mà đặc biệt là hệ thống luật pháp kinh tế ảnh hƣởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trƣờng pháp lý lành mạnh sẽ tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngƣợc lại nếu luật không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.

Các chính sách của Nhà nƣớc, trong đó có các chính sách kinh tế là công cụ điều tiết các mối quan hệ kinh tế và tạo tiền đề để thực hiện các chính sách khác. Các chính sách kinh tế bao gồm chính sách tiền tệ, tài chính, phân phối, phát triển

các loại thị trƣờng, cơ cấu kinh tế...tác động lớn tới quản lý tài chính doanh nghiệp, tạo động lực hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp.

* Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ tồn tại trong một môi trƣờng cạnh tranh. Việc hiểu rõ các đối thủ khác cạnh tranh trong thị trƣờng nhằm xác định các cơ hội hay những rủi ro là điều mà doanh nghiệp cần phải quan tâm, chú trọng trong hoạt động quản lý tài chính. Các doanh nghiệp cạnh tranh ở hiện tại hay tiềm ẩn đều có thể đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần thƣờng xuyên đánh giá các sản phẩm của mình về giá cả, hoạt động khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng ... so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác, từ đó, lập kế hoạch quản lý tài chính để tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận...

* Môi trường thuế và quy định về khấu hao tài sản cố định

Hầu hết các quyết định tài chính đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó có ảnh hƣởng đến mục tiêu quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, nếu thu nhập chịu thuế thấp sẽ tiết kiệm đƣợc thuế, do vậy, doanh nghiệp có khuynh hƣớng đƣa khấu hao và lãi vay lớn vào chi phí để tiết kiệm thuế, tuy nhiên, chi phí lãi vay và khấu hao lại bị hạn chế bởi những quy định của Nhà nƣớc.

* Môi trường tài chính

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa và ảnh hƣởng đến những nguyên tắc hay phƣơng pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các văn bản pháp quy, quy định về quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp.

Tất cả các yếu tố trên tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, nhà quản lý tài chính cần biết nắm lấy thời cơ và hạn chế các thách thức.

* Quy mô và hình thức của doanh nghiệp

Quy mô và hình thức kinh doanh có ảnh hƣởng không nhỏ tới quy mô của nguồn vốn và khả năng huy động vốn cũng nhƣ khả năng linh hoạt trong việc đổi mới kỹ thuật công nghệ, sản phẩm kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

Căn cứ vào đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của doanh nghiệp, có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhƣ: doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty tƣ nhân...Mỗi loại hình doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh, hình thức huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tài sản... khác nhau, do đó, hoạt động quản lý tài chính cũng khác nhau đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có đặc điểm kỹ thuật hay kinh tế khác nhau, quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp khác nhau. Điều này ảnh hƣởng đến mọi mặt của hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cơ cấu vốn, tốc độ luân chuyển vốn và nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thƣờng có nhu cầu vốn lớn hơn so với các doanh nghiệp thƣơng mại, còn các doanh nghiệp thƣơng mại lại thƣờng có tốc độ luân chuyển vốn lớn hơn so với các doanh nghiệp sản xuất.

Quản lý tài chính doanh nghiệp còn chịu tác động của đặc điểm thời vụ và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chu kỳ kinh doanh càng dài thì lƣợng vốn lƣu động càng lớn, nhiều biến động sẽ gây khó khăn cho việc cân đối thu chi cũng nhƣ đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì lƣợng vốn lƣu động cần cũng ít hơn và thƣờng ít biến động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh.

* Mục tiêu của doanh nghiệp

Trong từng giai đoạn phát triển, mục tiêu của doanh nghiệp có thể quyết định đến công tác quản lý tài chính của chính doanh nghiệp đó. Trong thời kỳ nền

kinh tế ổn định, doanh nghiệp thƣờng đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Trái lại, trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn, doanh nghiệp thƣờng chú trọng mục tiêu an toàn, cũng có thể là mục tiêu tăng trƣởng doanh thu, chiếm lĩnh thị trƣờng …. Ngƣời quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, công cụ khác nhau trong quản lý tài chính để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn.

* Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến quản lý tài chính doanh nghiệp bởi nếu doanh nghiệp có uy tín, thƣơng hiệu tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm và ngƣợc lại, doanh nghiệp có uy tín, thƣơng hiệu kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó sẽ có tác động rất lớn đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

* Quan điểm, khả năng của người quản lý doanh nghiệp

Quan điểm, khả năng biết nắm bắt thời cơ, năng lực hoạch định chiến lƣợc, bản lĩnh, tầm nhìn xa trông rộng … của ngƣời quản lý doanh nghiệp có ảnh hƣởng đáng kể trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

Một ngƣời quản lý doanh nghiệp có tầm nhìn xa, trông rộng, có ý chí và quyết tâm can đảm theo đuổi mục tiêu, có ý thức sáng suốt, biết mạo hiểm có những quyết định tài chính đúng đắn trong những tình huống nan giải, trong lúc đó, ngƣời kém bản lĩnh, không đủ can đảm sẽ không thể đƣa ra quyết định đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)