Một số bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 50)

Trong côngttác quản lý tài chính, doanh nghiệptcần hết sức quan tâm đến côngttác xây dựng hànhtlang pháp lý, làm nền tảngtcho các hoạt độngtvề tài chính

của doanh nghiệp. Các các quytchế cần xây dựng vàtáp dụng là quytchế quảntlý tài chính nói chung đến các quytchế, quy trình cụ thể nhƣ quy chếtquản lýtvốn, quy chếtquản lý nợ, quy chếtbảo dƣỡng sửa chữa, quản lý hàngttồn kho, quy định vềtđánh giá, xếptloại các tổ chứcttín dụng để tiến hànhtgiao dịch, quy địnhtvề kế toán quản trị, quyttrình thanh toán, quy trìnhtcấp vốn, quy trìnhtlập kếthoạch … Các quy chế, quy trìnhtnày đƣợc xây dựng căn cứ trên cơtsở quy địnhtcủa pháp luật cũngtnhƣ thực tế hoạttđộng của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo quản trị cung cấp thông tin quản trị cho lãnh đạo trong quá trình quản lý.

Songtsong với việc xâytdựng các hành langtpháp lý, các quy định, quy trình, hệtthống báo cáo quảnttrị thì doanh nghiệptphải tuân thủ cáctquy chế, quyttrình, quy định và vậnthành hệ thống báo cáotmột cách xuyêntsuốt, thƣờng xuyêntvà liên tục nhƣng cũng nhƣ cần linh hoạt trong huy động và quản lý vốn, tài sản để đảm bảo an toàn và phát huy khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Việc lập kế hoạch quản lý tài chính ngắn hạn, dài hạn phải đảm bảo khả thi, hiệu quả trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính, đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá, phân tích chính xác tình hình tài chính của công ty, từ đó, xác định mục tiêu của công tác quản lý tài chính phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp để đảm bảo hoạch định chiến lƣợc mang tính khả thi. Đồng thời, Công ty cần nhận định và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp để tìm ra giải pháp xử lý phù hợp, cụ thể:

Rủi ro doanh thu không đủ bù đắp chi phí: Khi giá bán sản phầm của doanh nghiệp bị suy giảm do ảnh hƣởng từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm suy giảm doanh thu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cần tìm biện pháp để cắt giảm chi phí bằng việc dựa vào hệ thống báo cáo quản trị để phân tích cụ thể các yếu tố chi phí, đánh giá có thể cắt giảm đƣợc yếu tố chi phí nào, cắt giảm tại khâu nào,...

Rủi ro thiếu hụt dòng tiền: Việc thiếu hụt dòng là hậu quả của sự suy giảm doanh thu hoặc không thu hồi công nợ kịp thời. Do do công tác thu hồi công nợ

của doanh nghiệp cần đƣợc đặt lên hàng đầu trong hoạt động quản lý tài chính. Đồng thời doanh nghiệp phải có nhiều chiến lƣợc cân đối vốn dài hạn, thƣờng xuyên lập báo cáo cân đối dòng tiền trong ngắn hạn, cân đối dòng tiền hoạt động hàng ngày cũng nhƣ dòng tiền cho từng dự án trong hoạt động đầu tƣ. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có quyết định phù hợp để đảm bảo hoạt động, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khi thiếu hụt dòng tiền, doanh nghiệp có thể phải huy động vốn ngắn hạn và dài hạn. Lúc này doanh nghiệp phải nhận định và đánh giá rủi ro, xu hƣớng biến động lãi suất để có quyết định huy động vốn hợp lý đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhƣng cũng phải đảm bảo khả năng thanh toán. Do đó, Công ty cần sử dụng vốn nhàn rỗi một cách hiệu quả nhất cũng nhƣ tận dụng nguồn vốn thu hồi, kinh nghiệm, cơ hội để đầu tƣ mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Thu thập dữ liệu là một phần của quá trình nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng cho việc phục vụ quá trình nghiên cứu. Các dữ liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu thƣờng phân bổ ở nhiều nơi, ở nhiều thời điểm nên cần xác định và lấy ra đƣợc các dữ liệu một cách chọn lọc nhất, cũng nhƣ thu đƣợc các thông tin một cách đáng tin cậy. Nhiều dữ liệu hết sức phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên việc áp dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu là cần thiết để tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí và đạt đƣợc hiệu quả khi thu thập thông tin.

Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, thƣờng là đã công bố. Các tài liệu có trƣớc có thể làm nền tảng cho nghiên cứu, là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua nhiều năm.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn có sẵn nhƣ sau:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, bảng cân đối tài khoản của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na trong giai đoạn 2015 đến 2018 từ phòng Tài chính Kế toán.

- Các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm, báo cáo giá thành, báo cáo sơ kết, các tham luận, báo cáo kế hoạch tài chính…

- Các giáo trình, tạp chí, báo cáo hoặc các xuất bản khoa học có liên quan trong và ngoài nƣớc.

- Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả trƣớc.

- Các bài đăng và dữ liệu các nguồn thông tin đại chúng sách báo, tạp chí, website, bảng tin của công ty, thông tin của công ty cung cấp…

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích đƣợc tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn để tìm ra nguyên nhân của các vấn đề, từ đó có thể hiểu thấu đáo các vấn đề. Bên

cạnh đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để có cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

Trong chƣơng 1, trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu khoa học, phát hiện những yếu tố hợp lý liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình đó và chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Để xây dựng khung lý thuyết về quản lý tài chính doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để phân tích những khái niệm cơ bản, sau đó, tổng hợp lại để đƣa ra khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp. Từ khái niệm đó, tác giả tiếp tục phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và các tiêu chí đánh giá quản lý tài chính doanh nghiệp.

Trong chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na theo các nội dung lý luận đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1, từ đó, tác giả tổng hợp và đƣa ra đánh giá khái quát về những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của công tác quản lý tài chính của Công ty.

Trong chƣơng 4, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lại tiếp tục đƣợc sử dụng. Trên cơ sở lý luận và thực trạng ở chƣơng 1 và chƣơng 3, tác giả đã tổng hợp lại để đƣa ra định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na trong thời gian tới.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích thống kê - mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu. Đây là công cụ đầu tiên đƣợc tác giả sử dụng để xử lý số liệu ban đầu có đƣợc sau quá trình thu thập dữ liệu.

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhƣ một cách thức để tổng hợp số liệu và mô tả đặc trƣng cơ bản của các biến. Bên cạnh đó, thống kê mô tả đƣợc sử dụng để phát hiện các đặc trƣng và quan hệ tiềm ẩn trong tổng thể để hiểu đƣợc hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn. Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để tổng kết và mô tả dữ liệu đã thu thập đƣợc. Cụ thể, tác giả sử dụng để

mô tả và phân tích số liệu tổng quan tình hình tài sản, nguồn vốn từ các hoạt động của đơn vị.

Tác giả sử dụng kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt để thống kê mô tả tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Dựa trên ý nghĩa của các chỉ tiêu, kết hợp với phƣơng pháp phân tích tỷ trọng để làm rõ đơn vị huy động vốn từ nguồn nào? Sử dụng nguồn tiền cho hoạt động gì? Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện kế hoạch dòng tiền của đơn vị.

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 và chƣơng 1.

2.2.3. Phƣơng pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là đối chiếu các con số, chỉ tiêu đã thu thập đƣợc có cùng nội dung, tính chất để xác định mức tăng, giảm, biến động qua các thời điểm, các thời kỳ khác nhau, nhằm rút ra đánh giá, kết luận thích đáng.

Để áp dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trƣớc hết là phải có các dữ liệu của năm cần phân tích, và các số liệu của năm gốc (gốc về thời gian hoặc không gian) hoặc bình quân ngành…để so sánh, phân tích. Kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trƣớc. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân.

Trong nghiên cứu về đề tài quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, tác giả chủ yếu so sánh:

-Giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ trƣớc nhằm xác định xu hƣớng thay đổi về tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, đầu tƣ của công ty. Đề tài chọn năm 2015 là gốc để phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu từ năm 2015 đến 2018.

-So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu của ngành, của doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực/cùng ngành nhằm đánh giá, nhận xét khách quan điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng nhƣ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

Về hình thức so sánh:

-So sánh theo chiều ngang: Phân tích, so sánh sự biến động về quy mô, số lƣợng của từng khoản, mục, để xác định sự biến động của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hƣởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

-So sánh theo chiều dọc: Phân tích sự biến động về cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, mỗi liên hệ giữa các chỉ tiêu.

-So sánh xác định xu hƣớng, tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu để phản ánh rõ triển vọng phát triển của các chỉ tiêu, của hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ và tài chính của công ty.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN HỦA NA

3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na (PV Power HHC) đƣợc thành lập theo định hƣớng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) ngày 16/5/2007. Sau đó, PVN chuyển giao PV Power HHC cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) là đơn vị trực thuộc PVN.

Đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép đầu tƣ trong văn bản số 129/TTg-CN ngày 19/01/2006, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na là Chủ đầu tƣ xây dựng dự án theo văn bản số 3143/VPCP-CN ngày 08/06/2007 của Văn phòng Chính phủ, với hình thức đầu tƣ: Xây dựng – Vận hành – Sở hữu (BOO).

Dự án thủy điện Hủa Na đƣợc phê duyệt với tổng mức đầu tƣ (TMĐT) đƣợc điều chỉnh nhƣ sau: TMĐT ban đầu: 4.255,391 tỷ đồng; TMĐT hiệu chỉnh (lần 1): 4.864,809 tỷ đồng; TMĐT hiệu chỉnh (lần 2): 5.964,301 tỷ đồng; TMĐT hiệu chỉnh (lần 3): 7.092,980 tỷ đồng.

Việc tăng tổng mức đầu tƣ của dự án thủy điện Hủa Na làm tăng vốn điều lệ của Công ty, cụ thể nhƣ sau:

+ Tại thời điểm thành lập ngày 16/5/2007, vốn điều lệ của PV Power HHC là 1.200 tỷ đồng.

+ Ngày 05/03/2009, PV Power HHC tăng số vốn điều lệ của Công ty lên thành: 1.800 tỷ đồng.

+ Ngày 29/03/2012, PV Power HHC tăng số vốn điều lệ của Công ty lên thành: 2.010 tỷ đồng.

+ Ngày 25/05/2015, PV Power HHC tăng số vốn điều lệ của Công ty lên thành: 2.310.000.000.000 đồng.

+ Ngày 29/12/2016, PV Power HHC giảm số vốn điều lệ của Công ty thành 2.256.592.100.000 đồng.

Dự án phát điện tổ máy số 01 vào ngày 01/02/2013; phát điện tổ máy số 02 vào ngày 27/3/2013; nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công trình vào ngày 17/7/2013.

Ngày 5/10/2017, hơn 225,6 triệu cổ phiếu của Công ty CP Thủy điện Hủa Na với mã chứng khoán HNA chính thức giao dịch trên sàn UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), với tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 2.256,5 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2018, các cổ đông của PV Power HHC bao gồm: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (84,14%), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (3,86%), Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bắc Á (5,12%), Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội (4,65%) và các cổ đông khác (2,23%).

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty

- Sản xuất điện (Chính)

Chi tiết: Sản xuất điện, vận hành Nhà máy điện - Truyền tải và phân phối điện

Chi tiết: Hoạt động mua bán điện

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chƣa đƣợc phân vào đâu Chi tiết: Cho thuê văn phòng

- Khai thác quặng sắt - Lắp đặt hệ thống điện

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Mua bán máy móc, vật tƣ thiết bị phục vụ ngành điện - Bán buôn tổng hợp

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác Chi tiết: Đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ điện - Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt - Khai thác quặng kim loại quí hiếm

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

- Dịch vụ lƣu trú ngắn ngày Chi tiết: Kinh doanh khách sạn - Xây dựng nhà để ở

Chi tiết: Đầu tƣ xây dựng nhà để ở - Xây dựng nhà không để ở

Chi tiết: Đầu tƣ xây dựng văn phòng, trung tâm thƣơng mại, nhà hàng, khách sạn - Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

- Sửa chữa máy móc, thiết bị - Sửa chữa thiết bị điện

- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Chi tiết: Kiểm tra, đo lƣờng, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị Nhà máy thủy điện - Hoạt động tƣ vấn quản lý

Chi tiết: Dịch vụ tƣ vấn quản lý dự án; Tƣ vấn giám sát thi công xây dựng công trình

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng, ban ở PV Power HHC mang tính đặc trƣng của mô hình công ty cổ phần, với quyền lực tối cao nhất thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua định hƣớng phát triển, quyết định và phƣơng án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tăng giảm (giảm) vốn Điều lệ, phân chia lợi nhuận, cổ tức; quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)