Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 110 - 117)

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Đây là giải pháp nhằm để loại bỏ sự mâu thuẫn trong hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, gây khó khăn, cản trở cho các công ty. Các văn bản phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ, thống nhất để các công ty yên tâm đầu tƣ và sản xuất kinh doanh.

Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sở dữ liệu tập trung thông tin các công ty và công ty đã đăng ký và hình thành cơ chế cung cấp những thông tin này một cách dễ dàng và nhanh chóng cho công chúng

cũng nhƣ cho các cơ quan Nhà nƣớc bao gồm việc ban hành bất kỳ văn bản pháp luật cần thiết nào.

* Tăng cường cải cách hành chính

Tăng cƣờng cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính. Xây dựng một bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh và hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc và thực thi phƣơng án đơn giản hóa thủ tục hành chính; triển khai mô hình “một cửa liên thông, hiện đại”.

* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng phù hợp

Đối với thuế thu nhập công ty: cần sửa đổi, bổ sung quy định về mức thuế thu nhập công ty theo hƣớng mở rộng đối tƣợng chịu thuế; đơn giản hoá phƣơng pháp và căn cứ tính thuế; giảm các trƣờng hợp ƣu đãi thuế để đơn giản hoá chính sách ƣu đãi, tạo cơ hội cho các công ty dễ tiếp cận và hƣởng các ƣu đãi. Bổ sung, sửa đổi quy định về chi phí hợp lý làm căn cứ cho việc xác định thu nhập chịu thuế của công ty.

Đối với thuế giá trị gia tăng: cần thu hẹp khoảng cách giữa đối tƣợng nộp thuế khoán và đối tƣợng nộp thuế theo thu nhập, dần hạn chế áp dụng chế độ khoán thuế và tiến tới áp dụng chế độ thuế thống nhất, để khuyến khích các hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật Công ty.

Đối với thuế xuất, nhập khẩu cần nghiên cứu sửa đổi biểu thuế nhập khẩu theo hƣớng quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tƣợng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thu nộp thuế.

Các công ty cần tài chính để tồn tại và phát triển. Bên cạch vốn tự có, hai nguồn tài chính cho các công ty đó là tín dụng và vốn vay. Chính sách tín dụng và vốn tác động mạnh tới việc cải thiện tình hình vốn cho các công ty. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty huy động vốn an toàn, thuận lợi đảm bảo tài chính của công ty, các chính sách này cần thiết phải đổi mới theo hƣớng:

- Mở rộng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng; - Giảm bớt thủ tục vay vốn;

- Phát triển quỹ tín dụng nhân dân.

- Khuyến khích các công ty huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

- Mở rộng khả năng tiếp cận của công ty tới vốn và các quỹ đầu tƣ theo hƣớng nhƣ: tiếp cận với nguồn vốn của nƣớc ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động liên doanh, liên kết.

- Xem xét thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để trợ giúp cho các công ty đang gặp khó khăn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thế chấp để vay tín dụng từ các nguồn chính thức. Để đảm bảo nguồn tài chính, giúp công ty tiếp tục phát triển.

* Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

Đây là thực tế khách quan đã và đang diến ra trên thế giới, xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi các Nhà nƣớc phải có các chính sách động, viên khuyến khích và tạo điều kiện cho công ty của mình tiếp cận với một thị trƣờng mới rộng lớn là thị trƣờng quốc tế.

Duy trì sự kiểm soát ngoại tệ nhƣng cho phép các công ty tiếp cận với thị trƣờng không chính thức để huy động ngoại tệ từ các cá nhân cho mục đích sản xuất.

Tiếp tục điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái nhằm duy trì một tỷ giá càng sát với thị trƣờng càng tốt và tạo điều kiện cho công ty tiếp cận thị trƣờng ngoại tệ.

Hạ thấp hàng rào thuế quan so với các mức trong khu vực, đơn giản hoá các thủ tục hải quan theo hƣớng: cải tiến quy trình tiếp nhận tờ khai hải quan và phƣơng thức quản lý, giám sát hàng hoá xuất - nhập khẩu.

Một biện pháp quan trọng khác để duy trì tính cạnh tranh quốc tế của các công ty Việt Nam là bảo đảm một cách liên tục tỷ giá quy đổi ngoại tệ của đồng Việt Nam không cao hơn giá trị thực.

KẾT LUẬN

Qua những nghiên cứu ở trên, ta đã thấy rõ tầm quan trọng của quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, đồng thời thấy rõ sự phức tạp và khó khăn trong quá trình quản lý tài chính, nó đƣợc coi là một trong những lĩnh vực khó của quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là trong điều kiện nƣớc ta đang tiến hành hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng nhƣ hiện nay, vừa tạo ra nhiều cơ hội vừa đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp. Để tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng trong điều kiện đó thì các doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý tài chính tốt để đảm bảo việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

Tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na nói riêng và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung, quản lý tài chính chƣa thực sự đƣợc xem trọng đúng mức. Quản lý tài chính là một yêu cầu cấp bách cần đƣợc nghiên cứu, xây dựng, quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

Dựa trên nền tảng lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp, kết hợp với thực tiễn hoạt động của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, đề tài đã có những nghiên cứu, đóng góp tăng cƣờng quản lý tài chính công ty, cụ thể bao gồm:

- Hệ thống hóa các vấn đề về hoạt động quản lý tài chính công ty;

- Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na;

- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na.

Mong muốn của tác giả là đề tài của mình có thể giúp cho Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na có điều kiện để hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính đảm bảo hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua quá trình nghiên cƣ́u, tìm hiểu ta ̣i Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, kết hợp cùng với nhƣ̃ng kiến thƣ́c đã có cùng sƣ̣ chỉ bảo , hƣớng dẫn tâ ̣n tình của giáo viên hƣớng dẫn , em đã hoàn thành luận văn thạc sỹ về đề tài “Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na”. Do giới ha ̣n về thời gian nên em không tránh khỏi những hạn chế , thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp , phê bình của các thầy ,cô giáo và anh chị trong công ty để luâ ̣n văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2. Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, 2007. Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 24/9/2007 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Hủa Na, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Nghệ An.

3. Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, 2018. Quy chế quản lý tài chính số 75/QĐ-HĐQT-HHC ngày 14/9/2018. Nghệ An.

4. Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na, 2015-2018. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Nghệ An.

5. Phạm Văn Dƣợc và Đặng Thị Kim Cƣơng, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.

6. Đỗ Văn Hà, 2015. Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hà, Phạm Thị Thanh Hòa, 2015. Corporate finance - Case Studies and Assignments. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Lê Minh Hùng, 2014. Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Bibica. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Dƣơng Thị Mỹ Lâm, 2007. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền Tải Điện 4. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Thị Minh, 2014. Quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Luận án Tiến sỹ. Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Bùi Hữu Phƣớc, Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu, 2005.

Tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

12. Nguyễn Văn Quang, 2016. Quản lý tài chính ở Công ty Cổ phần Điện tử Tin học Viễn thông Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

13. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

14. Nguyễn Thị Hồng Tân, 2011. Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Lilama. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Phạm Quang Trung, 2012. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

16. Trần Ngọc Trung, 2017. Phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Chu Minh Tuấn, 2016. Quản lý tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xây dựng và Dịch vụ thương mại Minh Xuân. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. Tài liệu Kinh doanh và quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

19. Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. Tài liệu Quản lý chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

20. Trần Thị Hoàng Yến, 2016. Quản lý Tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Nguyễn Ngọc. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)