Quản lý tài chín hở một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 49 - 50)

* Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, với tiền thân là Nhà máy thủy điện Thác Bà, chính thức đi vào hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh điện năng từ ngày 31/03/2006.

+ Ưu điểm trong công tác quản lý tài chính:

Công ty có sự quan tâm chú trọng đáng kể trong công tác quản lý tài chính. Quy mô tài sản qua các năm và cơ cấu các khoản mục thuộc tài sản ngắn hạn và dài hạn tƣơng đối phù hợp với đặc điểm và tình hình tài chính của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty đã có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm tiết kiệm chống lãng phí, do đó, dù lợi nhuận có giảm sút nhƣng tốc độ giảm nhỏ hơn so với doanh thu. Công ty có kế hoạch dự trữ lƣợng tiền mặt đầu kỳ và trong năm một cách hợp lý nên lƣợng tiền cuối kỳ và khả năng thanh toán vẫn đƣợc đảm bảo. Ngoài ra, Công ty duy trì đƣợc hệ số khả năng thanh toán, hiệu suất hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn tƣơng đối tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành. Công ty cũng đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông tƣơng đối ổn định qua các năm, đảm bảo lòng tin cho cổ đông về tình hình tài chính của Công ty.

+ Hạn chế trong công tác quản lý tài chính:

Do doanh thu chủ yếu từ hoạt động bán điện, với đặc thù ngành thủy điện phụ thuộc vào thiên nhiên nên Công ty khó có thể chủ động trong sản xuất. Trong khi đó, Công ty chƣa sử dụng vốn nhàn rỗi một cách hiệu quả nhất mà chủ yếu đầu tƣ ngắn hạn nhƣ gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng với mức lãi suất khá thấp. Công ty chƣa tận dụng nguồn vốn thu hồi, kinh nghiệm, cơ hội để đầu tƣ mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội

Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội với tiền thân là Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội, chính thức đƣợc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nƣớc thành Công ty cổ phần từ ngày 13/12/2005.

+ Ưu điểm trong công tác quản lý tài chính:

Xuất phát từ nhu cầu quản lý tài sản, nguồn vốn, quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuân, Công ty rất quan tâm đến công tác quản lý tài chính. Công ty chú trọng công tác kiểm soát khối lƣợng sản xuất, kiểm soát các loại chi phí, kiểm soát dòng tiền. Để tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc phát huy tự chủ, hoạt động tốt và thống nhất, tập trung tòa Công ty, công tác phân tích tài chính đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục.

Công ty thực hiện lập kế hoạch quản lý tài chính bao gồm trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu, thông qua đó, tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế hoạch tài chính. Đơn vị chƣa thực sự quan tâm đến công tác lập kế hoạch quản lý tài chính, đặc biệt là việc phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Công ty tiến hành kiểm tra tài chính thông qua hoạt động của phòng Tài chính kế toán và thuê các đơn vị kiểm toán để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty và các đơn vị trực thuộc.

Công ty đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đóng góp không nhỏ và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thời kỳ nghiên cứu.

+ Hạn chế trong công tác quản lý tài chính:

Việc lập kế hoạch quản lý tài chính đôi khi còn chƣa sát với thực tế do Công ty chƣa quan tâm đến việc phân tích các chỉ tiêu tài chính nên chƣa đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá, phân tích chính xác tình hình tài chính của công ty, từ đó, xác định mục tiêu của công tác quản lý tài chính phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp để đảm bảo hoạch định chiến lƣợc mang tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)