Giải pháp huy động vốn của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 105 - 108)

Vốn là điều kiện vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vốn đƣợc đảm bảo thì Công ty mới đảm bảo đƣợc quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp nhằm huy động vốn cho Công ty, cụ thể nhƣ sau:

* Quản lý và khai thác mọi nguồn thu của Công ty:

Nguồn vốn có thể huy động đƣợc từ bản thân hoạt động của Công ty chính là nguồn vốn bên trong. Đây chính là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thể hiện sự nỗ lực của một doanh nghiệp. Giải pháp này giúp Công ty có một lƣợng vốn đáng kể, không phải tốn thêm chi phí trả lãi hay các chi phí khác liên quan đến huy động vốn, cụ thể:

- Nguồn vốn từ khấu hao cơ bản Tài sản cố định:

Trích khấu hao cơ bản Tài sản cố định với mục đích tái sản xuất giản đơn Tài sản cố định. Với số tiền khấu hao cơ bản đƣợc để lại, Công ty có thể sử dụng để đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. Nhà nƣớc cho phép doanh nghiệp đƣợc tự xác định thời gian sử dụng Tài sản cố định trong khuôn khổ của khung thời gian Nhà nƣớc quy định, do đó, doanh nghiệp đƣợc tạo điều kiện để có thể thực hiện khấu hao nhanh hơn và tập trung vốn.

- Nguồn vốn từ lợi nhuận để tái đầu tƣ:

Đây là nguồn vốn quan trọng để mở rộng đầu tƣ của doanh nghiệp. Quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc trích lập từ lợi nhuận sau thuế của Công ty. Về lâu dài, đây chính là nguồn vốn chủ yếu cho doanh nghiệp tự đầu tƣ tăng trƣởng.

- Giải phóng thu hồi nhanh vốn từ các tài sản vật tƣ ứ đọng không cần dùng: Huy động nguồn vốn này cần quán triệt quan điểm là Công ty cần phải huy động sử dụng mọi tài sản hiện có, mọi đồng vốn phải không ngừng vận động

và không ngừng sinh lời. Do đó, việc tạo ra cơ chế thuận lợi là hết sức quan trọng để tạo điều kiện và thúc đẩy doanh nghiệp giải phóng nhanh các đồng vốn chết thành đồng vốn sinh lời.

- Rút ngắn thời gian làm thủ tục thanh toán thu hồi vốn, giảm bớt lƣợng phải thu của khách hàng: Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì Công ty càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu đƣợc nợ từ khách hàng, Công ty cần đƣa ra giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con ngƣời, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

- Tìm cách giảm bớt số tạm ứng và chi phí trả trƣớc để tăng số vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, Công ty cần tận dụng các khoản phải trả, phải nộp để thanh toán các khoản chi phí tạm thời. Để thực hiện điều này, Công ty phải có chính sách quản lý phù hợp, đội ngũ quản lý có trình độ, năng lực và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để triệt để thực hiện các chính sách đó.

* Huy động nguồn vốn bên ngoài Công ty:

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn bên trong của Công ty, để đáp ứng nhu cầu về vốn, Công ty còn cần phải tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài. Sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc đã làm nảy sinh nhiều hình thức huy động vốn ngày càng phong phú, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, cụ thể:

- Vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc đang hoạt động tại Việt Nam: Đây là kênh huy động vốn truyền thống từ bên ngoài của Công ty. Việc sử dụng nguồn vốn này mang lại một số thuận lợi cho Công ty:

+ Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt đạt đƣợc tỷ suất lợi nhuận vốn cao hơn lãi suất tiền vay thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.

- Kêu gọi vốn đầu tƣ, chọn đối tác liên doanh cùng tham gia liên doanh: Đây là xu hƣớng tích cực của các doanh nghiệp hiện nay. Để tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty có thể phát hành cổ phần tăng vốn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm. Ngoài việc thu hút vốn, Công ty có thể hòa nhập vào thế giới khoa học hiện đại, nhờ đó, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng.

- Huy động vốn bằng cách thuê tài sản: Thuê tài sản là phƣơng thức giúp doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có đƣợc tài sản cần thiết sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của mình. Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữa các bên, giữa ngƣời thuê và ngƣời cho thuê, trong đó, ngƣời thuê đƣợc quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền cho ngƣời cho thuê theo thời hạn hai bên thỏa thuận, ngƣời cho thuê là ngƣời sở hữu tài sản và nhận đƣợc tiền cho thuê tài sản.

- Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu thƣởng cho ngƣời lao động (ESOP): Đây là kế hoạch phát hành cổ phiếu thƣởng cho ngƣời lao động trong công ty, thƣờng đƣợc phát hành với giá ƣu đãi kèm một số điều kiện. Việc lƣơng thƣởng luôn là vấn đề quan tâm của ngƣời lao động ở mỗi doanh nghiệp. Thông thƣờng, các doanh nghiệp sử dụng tiền mặt để khen thƣởng ngƣời lao động. Với công ty cổ phần, đặc biệt là công ty đại chúng, nhà quản lý có thêm lựa chọn là phát hành cổ phiếu ESOP. Cổ phiếu ESOP đƣợc phát hành để thƣởng hoặc bán với giá ƣu đãi cho nhân viên chủ chốt, có thành tích xuất sắc theo tiêu chí lựa chọn của Công ty. So với thƣởng bằng tiền mặt, các khoản thƣởng bằng cổ phiếu thƣờng “hậu hĩnh” hơn nếu cổ phiếu của doanh nghiệp tăng trƣởng ổn định. Thêm vào đó, nhận thƣởng bằng cổ phiếu còn giúp giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Về phía Công ty, lợi thế

nổi bật của phát hành cổ phiếu ESOP là Công ty không phải ghi nhận một khoản chi phí lƣơng thƣởng so với thƣởng bằng tiền. Bên cạnh đó, Công ty cũng không phải chi trả tiền mặt mà sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để phát hành cổ phiếu. Do đó, vốn chủ sở hữu tăng thêm và lợi nhuận đƣợc giữ lại để tái đầu tƣ.

- Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu Công ty: Trái phiếu là một công cụ quan trọng để sử dụng vào mục đích vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp thƣờng sử dụng hình thức phát hành trái phiếu để thu hút một lƣợng tiền nhàn rỗi trong xã hội nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù lãi suất có thể cao hơn so với vay ngân hàng, song huy động vốn qua trái phiếu có một số ƣu điểm nhƣ không cần có tài sản thế chấp và đƣợc chủ động sử dụng số tiền huy động mà không có sự giám sát của ngân hàng. Lãi suất trái phiếu không bị khống chế bởi trần lãi suất nên có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ. Công ty sẽ đƣợc giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt. Nhƣ vậy, Công ty huy động đƣợc tiền từ trái phiếu sẽ chủ động nguồn vốn hơn trong khi các doanh nghiệp đi vay ngân hàng khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ phê duyệt của ngân hàng, trong không ít trƣờng hợp khi tín dụng đƣợc giải ngân thì cơ hội kinh doanh đã đi qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần thủy điện hủa na​ (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)