6. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tích - tổng hợp thông tin
Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các chương 3 và chương 4 của luận văn. Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của công tác quản lý dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015-2017, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề công tác quản lý ngân hàng bán lẻ trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của công tác quản lý dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành công và bạn chế, nguyên nhân của hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương.
- Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về tình hình cung ứng và sử dụng dịch vụ bán lẻ của BIDV Chi nhánh Hùng Vương
trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, kết hợp biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
- Phương pháp phân tích so sánh
Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của nội bộ Ngân hàng và một số các Ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị. Trong luận văn tác giả sử dụng những phương pháp so sánh sau:
So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc.
∆y = Yt - Yt-1
Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu qua các giai đoạn hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2015 đến năm 2017 để từ đó tìm ra nguyên nhân của sự tăng/giảm của các chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hùng Vương, để có cơ sở đưa ra các đánh giá, giải pháp và định hướng cho hoạt động ngân hàng trong các năm tiếp theo.
So sánh số tương đối:
- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
Phương pháp này để chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần như: thị phần cho vay của BIDV Chi nhánh Hùng Vương trong thị phần cho vay
ngành nghề, lĩnh vực,…trong tổng thể nợ xấu của BIDV Chi nhánh Hùng Vương. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu qua các năm đối với BIDV Chi nhánh Hùng Vương, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.