Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 91 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

*Nguyên nhân khách quan

- Do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức khá cao trong những năm gần đây song chưa thực sự bền vững, nền kinh tế đang bị suy giảm; nhiều vấn đề xã hội nảy sinh....

Ngoài khó khăn chung, Phú Thọ vẫn còn là tỉnh nghèo nên càng khó khăn cho việc phát triển các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa số người dân trình độ chưa cao, hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế; tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Do vậy, họ chưa có thói quen đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán, chi trả, tư vấn, bảo hiểm.... Đồng thời, thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên cũng chưa có nhu cầu thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Vì thế, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa cao; ngân hàng chưa có cơ hội để mở rộng cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ mới và tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng trong việc triển khai ứng dụng các dịch vụ bán lẻ còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thiếu một chiến lược chung và sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nên số lượng và chất lượng dịch vụ còn hạn chế. Hơn nữa, trong các ngân hàng cũng thiếu sự hợp tác với nhau, mỗi ngân hàng xây dựng, triển khai một chiến lược riêng đối với cùng loại sản phẩm có điểm tương đồng dẫn tới lãng phí trong đầu tư và làm tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh.

- Cơ chế điều chính huy động vốn tại một vài thời điểm kém cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, có một số giai đoạn cơ chế lãi suất phụ trội chưa cập

nhật kịp thời với diễn biến thị trường nên chi nhánh khong tranh thủ được các cơ hội kinh doanh.

- Nhiều quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn mới của các Bộ, ban Ngành đã ó tác động tới tăng trưởng tín dụng bán lẻ như thông tư 39, quy định sản phẩm chỉ nhận TSBĐ là nhà ở, đất ở có đầy đủ giấy giờ sở hữu, không bao gồm đất hộ gia đình; khó khăn vướng mắc trong cho vay nhu cầu ở ở đối với khách hàng cá nhân, nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc nhà ở chưa có Giấy chứng nhận sở hưu nhà; tài sản thuộc họ gia đình.

*Nguyên nhân chủ quan

Một thời gian dài, BIDV Chi nhánh Hùng Vương chủ yếu tập trung vào phát triển tín dụng, chưa thật sự quan tâm, đầu tư thích đáng về phát triển dịch vụ bán lẻ, trong khi các NHTM trên địa bàn đã chú trọng quan tâm triển khai dịch vụ phi tín dụng. Việc phát triển dịch vụ được BIDV Chi nhánh Hùng Vương quan tâm triển khai trong thời gian ngắn; bên cạnh đó, một số dịch vụ đã triển khai tại Trụ sở BIDV Chi nhánh Hùng Vương và các Phòng Giao dịch, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ....) nhưng chưa triển khai tại các Quỹ Tiết kiệm.

Bên cạnh đó, tình trạng khá phổ biến là cán bộ làm nghiệp vụ nào thì chỉ nắm được nghiệp vụ đó mà không có kiến thức tổng thể về các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng một dịch vụ nào đó ngoài lĩnh vực chuyên môn thì cán bộ ngân hàng khó có thể giải thích một cách cặn kẽ cho khách hàng hiểu nên khó tiếp cận để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Với yêu cầu tốc độ tăng trưởng cao thì việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động bán lẻ gặp khó khăn. Trong vòng 02 năm gần đây dự nợ bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Hùng Vương tăng gần 3 lần. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng chung của giới hạn tín dụng chi nhánh. Mặc dù chất lượng tín dụng bán lẻ vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên hoạt động của tín dụng bán lẻ đã phát sinh một số trường hợp rủi ro, một phần do khách hàng gặp khó khăn khách quan, một phần tồn tại rủi ro pháp lý và tài sản bảo đảm; một số do công tác thẩm định không được chú trọng (thiếu thông tin CIC) dẫn đến sau một thời ngắn cho vay khoản vay bị chuyển nhóm do CIC của khách hàng tại TCTD khác.

Trong hoạt động thẻ, phát triển dịch vụ bán lẻ đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Đối với hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ qua POS đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về phí giá của các NHTMCP khác trong địa bàn. Trong khi do thói quen mua sắm, thanh toán qua thẻ chưa lan tỏa, dẫn đến mở rộng thị phần rất khó khăn. Bên cạnh đó rủi ro liên quan đến thanh toán không và các rủi ro thanh toán qua thẻ, máy POS đã được Công an tỉnh Phú Thọ và NHNN tỉnh Phú Thọ cảnh báo. Mặt khác, các dịch vụ truyền thống như BSMS, BIDV Smartbanking, IBMB được triển khai và mở rộng nền khách hàng sử dụng nhưng hiệu quả còn thấp do nhiều khách hàng không sử dụng hoặc không duy trì số dư tối thiểu để thu phí.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)