2.4.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày nay các thuyết kinh tế đều chỉ ra rằng đầu tư ra nước ngoài thì cả hai nước đều có lợi. Hoạt động đầu tư nước ngoài gắn liền với việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kỹ xảo chuyên môn, bí quyết và trình độ quản lý tiên tiến. Các liên doanh của Việt Nam với nước ngoài đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp trong nước nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên được huy động ở mức cao và sử dụng có
44
hiệu quả, cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản phẩm, mặt hàng và dịch vụ có chất lượng cao, góp phần giảm áp lực tiêu dùng, ổn định giá cả.
Đầu tư nước ngoài tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và quản ký cho người lao động. FDI tạo thêm việc làm không chỉ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tạo việc làm cho các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động FDI như các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào; doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn lại thời điểm cách đây hơn 20 năm, vào năm 1991, khi Diễn đàn Đầu tư nước ngoài đầu tiên của Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM với sự có mặt của khoảng 650 CEO tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn cũng như các đại diện đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam. Diễn đàn này đã tạo nên làn sóng FDI đầu tiên tại Việt Nam.
Các nghiên cứu về giai đoạn này cho rằng, sự đột phá của làn sóng FDI giai đoạn đầu là nhờ sự đột phá của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 (Luật ĐTNN) và sau đó là hai lần sửa đổi, vào năm 1990 và 1992.
Về mặt lịch sử, Luật ĐTNN có thể coi là dấu mốc đầu tiên hiện thực hoá tư duy quản lý chuyển từ tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với thế giới. Với tư duy cởi mở, luật ĐTNN của Việt Nam được đánh giá là cởi mở và tiến bộ nhất khu vực, kể cả so với Trung Quốc vào thời điểm đó.
Song, có lẽ điều này chưa đủ để kéo các nhà đầu tư vào vùng đất lạ là Việt Nam. Từ 1987 đến 1990, vốn FDI vào Việt Nam khá e dè, mang tính thăm dò, chỉ khoảng 1,1 tỷ USD vốn đăng ký, thực hiện được vài trăm triệu USD.
Nhìn lại giai đoạn 1991-1997, giai đoạn vàng của lịch sử thu hút FDI tại Việt Nam, các tên tuổi lớn của thế giới đã xuất hiện. Đó là BP, Shell, Total trong ngành dầu khí. Đó là Daewoo, Toyota, Ford… trong lĩnh vực ô tô xe máy. Rồi Sony trong ngành công nghiệp điện tử, Phú Mỹ Hưng trong lĩnh vực bất động sản. Không chỉ vốn đăng ký, mà vốn giải ngân đạt đỉnh vào năm 1997 với 3,115 tỷ USD đã giữ kỷ lục suốt 10 năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng đầu tư của khu vực này trong giai đoạn 1991-1995 đạt con số kỷ lục, trung bình 72,37%, đóng góp 30% vào tổng vốn đầu
45
tư xã hội và 40% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. Những kết quả này cũng đã góp phần tạo nên tiền đề để Việt Nam nối lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc vào năm 1991, bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1994, gia nhập ASEAN vào 1995, ký Hiệp định khung hợp tác với EU cũng vào năm 1995...
Trong đánh giá về FDI của Việt Nam khi nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2010, cha đẻ của thuyết cạnh tranh - ông Micheal Porter cho rằng, FDI là động lực dẫn dắt tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua nhưng cách tiếp cận chính sách trong thu hút đầu tư còn thụ động và hướng nhiều tới vốn đăng ký hơn là giải ngân và quan trọng là giá trị mà FDI mang tới cho Việt Nam chưa đủ.
Việt Nam chưa bao giờ coi trọng số lượng hơn chất lượng. Và việc đánh giá về số lượng hay chất lượng của dòng vốn FDI nên nhìn vào từng thời điểm lịch sử.
Cách đây 20 năm, khi GDP tính theo đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 150 USD, ngân sách nhà nước, chỉ khoảng 150 triệu USD ngoại tệ, kinh tế tư nhân chưa phát triển, thì một dự án chỉ vài triệu USD, đem lại công việc cho một vài trăm lao động cũng đã là niềm mơ ước.
Khi kinh tế Việt Nam phát triển dần lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.200 USD vào năm 2015, khu vực doanh nghiệp tư nhân đông đảo hơn, mạnh mẽ hơn với trên 500.000 doanh nghiệp, nhiều thương hiệu lớn đã cạnh tranh với thế giới, chất lượng FDI sẽ phải được nhìn nhận khác đi.
2.4.2 Thực trạng về các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Theo Cục Thống kê TPHCM, kể từ năm 1988 đến đầu năm 2013, tổng nguồn vốn FDI đăng ký là 31,622 tỷ USD, tỷ lệ thực hiện là 41,8%. Từ năm 2001 đến nay, FDI đã tăng gần 5 lần từ 885,7 triệu USD lên 38 tỷ USD năm 2014.
Theo thống kê của Sở KH & ĐT TPHCM, tính đến hết năm 2014, TPHCM đã có 5.310 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 36,28 tỷ USD, chiếm 14,4% số vốn đăng ký và 30,1% số dự án còn hiệu lực trong cả nước. (xem bảng 2.2)
46
Bảng 2.2. Dự án đầu tư nước ngoài tính đến hết năm 2014 Khu vực
Dự án NN còn hiệu lực Vốn đầu tư đăng ký Dự án Tỷ lệ (%) Vốn (tỷ USD) Tỷ lệ (%)
Tp. HCM 5,310 30.1% 36.28 14.4%
Cả nước 17,641 100% 251.94 100%
(Nguồn : Sở KH & ĐT Tp.HCM)
Từ đầu năm đến ngày 15/11/2015, tình hình đăng ký cụ thể như sau :
Bảng 2.3. Dự án đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến 15/11/ 2015 Hình thức đăng ký Dự án Vốn đăng ký (triệu USD)
Đăng ký mới 496 2.480,4
Điều chỉnh tăng vốn 131 672
Tổng 3.152,4
(Nguồn : Sở KH & ĐT Tp.HCM)
Theo đánh giá của giới quan sát, khả năng nguồn vốn FDI của TP.HCM trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao khi có một số dự án đầu tư mới với quy mô vốn lớn vừa được cấp phép và một số nhà đầu tư lớn đang hoạt động trên địa bàn thành phố cam kết sẽ tiếp tục tăng vốn mở rộng đầu tư trong thời gian tới.
Đơn cử như dự án Khu phức hợp tháp quan sát Thủ Thiêm có vốn đầu tư 1,2 tỉ USD ở quận 2 của Công ty liên doanh Empire City với điểm nhấn là xây tòa nhà đa chức năng cao 86 tầng, vừa được thành phố trao giấy chứng nhận đầu tư. Hay Tập đoàn Jabil (Hoa Kỳ) vừa ký bản ghi nhớ với UBND TP.HCM đầu tư thêm 500 triệu USD nhằm mở rộng sản xuất tại Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP)...
Trong 11 tháng đầu năm, ngoài điểm sáng nổi bật là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác cũng đều đạt kết quả tích cực.
Các ngành nghề và lĩnh vực có vốn đầu tư mới dẫn đầu tại TP.HCM vẫn tập trung vào kinh doanh bất động sản, tư vấn, công nghiệp, thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xây dựng... Các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào TP.HCM là Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
47
Hình 2.5. Tháp quan sát Thủ Thiêm (Empire City)
Nguồn vốn FDI đã trở thành nguồn lực bổ sung rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là cho khu vực công nghiệp và dịch vụ của thành phố. Điều này chứng minh các nhà đầu tư đã và đang xem môi trường đầu tư thành phố khá hấp dẫn, có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh.
Cũng theo báo cáo đánh giá của JLL, khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm các cơ sở sản xuất gia công bên ngoài Trung Quốc thì Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất đối với các công ty đa quốc gia. Điển hình là nhà máy mới của Samsung trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu công nghệ cao TP.HCM đã đưa TPHCM trở thành địa phương đứng đầu trong thu hút FDI 11 tháng đầu năm với gần 2,5 tỷ USD, qua đó cho thấy sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung vào TP.HCM.
48
Hình 2.6. Dự án của Samsung tại Khu CNC TPHCM
Để có được kết quả quan trọng này, theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà đầu tư cho thấy, việc cải thiện hạ tầng, môi trường đầu tư đã giúp cho các nhà đầu tư tin tưởng và cố gắng để có được một vị trí đầu tư tốt tại TP.HCM. Ngoài thực thi các chính sách của trung ương như áp dụng các luật mới liên quan đến đầu tư đã được sửa đổi theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, lộ trình giảm thuế thu nhập DN tiếp tục được triển khai theo đó đến năm 2016, thuế thu nhập DN sẽ giảm từ 22% xuống còn 20%.
Phát huy lợi thế
TPHCM hiện có 17 khu chế xuất và khu công nghiệp với diện tích trên 4.000ha, trong đó có 2 khu công nghệ cao, cùng một khu nông nghiệp công nghệ cao. Dự kiến TP sẽ thành lập thêm 7 khu công nghiệp mới với diện tích hơn 2.000ha. Bên cạnh khu đô thị mới Nam TP khoảng 7.000ha là khu đô thị hiện đại gồm các khu phức hợp đa chức năng với khoảng 500.000 người đang sinh sống, TP đang tiếp tục phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị mới Tây Bắc - Củ Chi, khu đô thị cảng Hiệp Phước…
49
Mặt khác, TPHCM còn có nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội đang mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, TP hiện có 60% trên 8 triệu dân trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, nguồn nhân lực có kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp là điều các doanh nghiệp quan tâm. Hiểu nhu cầu này, TPHCM luôn chú trọng sẵn sàng cung cấp cho các nhà đầu tư nguồn lao động giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, bên cạnh đó, đầu tư nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động.
Đẩy mạnh cải cách hành chính
Để hỗ trợ doanh nghiệp TPHCM và Nhật Bản hợp tác kinh doanh và đầu tư, TP đã triển khai nhiều chương trình, như triển lãm liên minh các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ; diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; các hội thảo chuyên đề, các buổi kết nối giao thương và các đoàn xúc tiến thương mại - đầu tư tại Nhật Bản… Đặc biệt, hàng năm TP tổ chức hội nghị bàn tròn với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản để kịp thời lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại TP.
TP luôn chào đón, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư, kinh doanh lâu dài và có hiệu quả tại TP.
Hiện TPHCM đang đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại như các tuyến metro, monorail; hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đẩy nhanh tiến độ di dời và phát triển hệ thống cảng biển; tạo quỹ đất thuận lợi cho nhà đầu tư (hoàn thiện quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao 2, Khu đô thị cảng Hiệp Phước…). TP cũng tổ chức thường xuyên các chương trình gặp gỡ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công…
50
Tóm tắt chương 2
Với mục đích nghiên cứu nhằm làm cơ sở để nhận diện các nhân tố tác động đến quyết định mua của tổ chức, tác giả đã lần lượt giới thiệu các khái niệm về đấu thầu, đấu thầu xây dựng, các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu, khách hàng tổ chức, hành vi mua của tổ chức, quá trình thông qua quyết định lựa chọn của tổ chức và mô hình các yếu tố ảnh ưởng đến quyết định mua của tổ chức. Qua đó, tác giả đã xây dựng các giả thuyết và đề nghị mô hình nghiên cứu cho đề tài của luận văn.
Theo đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các thang đo đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
51
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu theo hai phương pháp là định tính và định lượng, thông tin thứ cấp được thu thập trên báo, tạp chí, internet, thông tin sơ cấp được thu thập thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm vừa khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố cấu thành yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu đồng thời phát triển thang đo những nhân tố này.
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy) đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.
Sau cùng, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện đấu thầu từ đó tính được mức độ quan trọng của từng nhân tố.
Phỏng vấn nhóm: để tăng thêm tính chặt chẽ và thực tế, nhóm nghiên cứu đã tổ chức buổi thảo luận nhóm với các thành phần tham gia buổi thảo luận gồm: tác giả và 11 chuyên gia và chuyên viên đại diện cho 11 công ty xây dựng chuyên xây dựng công trình cho các doang nghiệp FDI trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: công ty xây dựng Hòa Bình, công ty xây dựng Delta, công ty xây dựng G-Tech, công ty xây dựng Samsung, công ty xây dựng Cotecons, công ty XD điện Quang Nguyên, công ty XD điện Khang Hưng, công ty xây dựng An Phong, công ty xây dựng Posco E & C, sở xây dựng TP.HCM, công ty Kumho Việt Nam. Phỏng vấn nhóm được thực hiện tại Công ty xây dựng Delta (Số 5 Đường 24A khu đô thị An Phú An Khánh, phường An Phú, quận 2, TP.HCM) do tác giả điều phối chương trình thảo luận.
52
Bước đầu tiên tác giả thảo luận với các nhóm bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ phát hiện ra các nhân tố nào và theo những khía cạnh nào ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng kết quả đấu thầu được tác giả đề xuất trong chương 2 để các thành viên thảo luận và nêu chính kiến (Phụ lục 1)
Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến được 90% số thành viên tán thành. Nhóm nghiên cứu tổng hợp các ý kiến và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố là giá cả, sản phẩm, công nghệ, môi trường, tổ chức và cá nhân. (Hình 3.1)
Hình 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu
Giá cả Sản phẩm KẾT QUẢ ĐẤU THẦU Công nghệ Môi trường Tổ chức Cá nhân
53
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu bắt đầu từ cơ sở lý thuyết, đến thang đo nháp, sau đó tiến hành thảo luận nhóm đưa ra thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng. (Hình 3.2)
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu
- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha -Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha