4.3.3.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R² để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, hệ số xác định R² được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình. Tuy nhiên, không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R² có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có 1 biến giải thích trong mô hình (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2009).
79
Do vậy, trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R-quare điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Hệ số Beta chuẩn hoá được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hoá của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào kết quả đấu thầu càng lớn (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Bảng 4.14 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là R=0.807>0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.651, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 65.1%. Nói cách khác, 65.1% kết quả đấu thầu là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác.
Điểm khác biệt này cũng có thể được giải thích do mô hình nghiên cứu không tập trung vào những giá trị và đặc điểm doanh nghiệp như loại hình doanh nghiệp, kinh nghiệm, khách hàng của doanh nghiệp, … Vì vậy, các giá trị biến quan sát trong nghiên cứu chỉ có thể giải thích cho 65.1% kết quả đấu thầu xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
THÔNG SỐ MÔ HÌNH Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
Thống kê thay đổi
Hệ số Durbin- Watson Hệ số R2 sau khi đổi Hệ số F khi đổi Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Hệ số Sig. F sau khi đổi 1 ,807a ,651 ,640 ,43132 ,651 59,995 6 193 ,000 2,040
a. Biến độc lập: GTHAU, TC, MT, CNE, SP, CN b. Biến phụ thuộc: KQ
80
4.3.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến
Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Điều này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không. Đặt giả thuyết H0 là: a0 = a1 = a2 = a3 = a4 = a5= a6= a7 = 0.
Kiểm định F và giá trị của sig.
Bảng 4.15. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ANOVAa
Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig.
Hồi qui 66,969 6 11,162 59,995 ,000b
Phần dư 35,906 193 ,186
Tổng 102,875 199
a Biến độc lập: (Constant) GTHAU, TC, MT, CNE, SP, CN b Biến phụ thuộc: KQ
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Nhận thấy giá trị F=59.995 > Fα/2(6, 193) = 2.1458 và giá trị Sig. rất nhỏ (< 0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.
4.3.4 Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan
Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), trong đó:
- X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập theo thứ tự sau: Tổ chức, Giá cả, Sản phẩm, Công nghệ, Môi trường, Cá nhân.
- Y : biến phụ thuộc. Thang đo của nhân tố này từ 1 đến 5 (1 : hoàn toàn không đồng ý ; 5 : hoàn toàn đồng ý). Biến này gồm 4 biến quan sát là : KQ1, KQ2, KQ3, KQ4.
81
Bảng 4.16. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phuong pháp Enter
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Collinearity Statistics B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance VIF Hằng số ,077 ,183 ,418 ,676 TC ,135 ,048 ,145 2,815 ,005 ,681 1,469 SP ,207 ,048 ,236 4,263 ,000 ,592 1,688 CNE ,086 ,042 ,104 2,043 ,042 ,694 1,442 MT ,106 ,048 ,122 2,218 ,028 ,597 1,674 CN ,131 ,051 ,144 2,575 ,011 ,582 1,718 GTHAU ,317 ,043 ,374 7,465 ,000 ,722 1,386 Biến phụ thuộc: KQ Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Trong bảng 4.16, khi xét tstat và tα/2 của các biến để có độ tin cậy thì các biến độc lập TC, GT, SP, CNE, MT, CN đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(6, 193)=1.9723(nhỏ nhất là 2.043) và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều <0.05 (lớn nhất là 0.042). Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 (lớn nhất 1.718) và hệ số Tolerance đều >0.5 (nhỏ nhất là 0.582) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng – Mộng Ngộc, 2008). Mặt khác, mức ý nghĩa kiểm định 2 phía giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều thỏa điều kiện (Sig. 2- tailed=0.000<0.05). Vậy các biến đều đạt.
4.3.5 Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng
Căn cứ vào bảng 4.16, từ thông số thống kê trong mô hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của các nhân tố quyết định đến kết quả đấu thầu xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp.HCM như sau:
Y = 0.145*X1 + 0.374*X2 + 0.236*X3 + 0.104*X4+ 0.122*X5+ 0.144*X6
Hoặc:
Kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP.HCM = 0.145* Tổ chức + 0.374* Giá cả+ 0.236* Sản phẩm+ 0.104* Công nghệ+ 0.122* Môi trường + 0.144* Cá nhân
82
Như vậy, cả 6 nhân tố : Tổ chức, Giá cả, Sản phẩm, Công nghệ, Môi trường, Cá nhân đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến kết quả đấu thầu. Tức là khi TC, GT, SP, CNE, MT, CN càng cao thì kết quả đấu thầu xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp.HCM càng cao. Trong 6 nhân tố này thì có 4 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đấu thầu là Giá cả, Sản phẩm, Tổ chức, Cá nhân (do chỉ số Sig. nhỏ) và chỉ số Giá cả là quan trọng nhất trong mô hình hồi quy, thứ tự tiếp theo là Sản phẩm, Tổ chức, Cá nhân, Môi trường, Công nghệ. Như vậy, giả thuyết H1CT, H2CT, H3CT, H4CT, H5CT, H6CT, cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.
Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, ta có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:
Hình 4.5. Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh
4.4 Đánh giá mức độ cảm nhận của đối tượng được khảo sát 4.4.1 Nhân tố Giá thầu 4.4.1 Nhân tố Giá thầu
Nhân tố Giá thầu đứng vị trí thứ nhất trong bảng đánh giá với Mean = 3.488. Trong bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng đứng ở vị trí thứ nhất về
Giá cả Sản phẩm KẾT QUẢ ĐẤU THẦU Công nghệ Môi trường Tổ chức Cá nhân 0.144 0.145 0.374 0.236 0.104 0.122
83
mức độ tác động đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó chứng tỏ các đáp viên có sự đồng thuận rất cao với vấn đề về giá thầu. (Bảng 4.17)
Bảng 4.17. Mức độ cảm nhận về nhân tố Giá thầu
Biến quan sát Điểm
T. bình
Mức độ
GT1: Giá thắng thầu là mức giá phù hợp với khả năng
của chủ đầu tư và thấp nhất trong các nhà thầu. 3.4700 Khá GT2: Giá chào thầu thấp đáp ứng được yêu cầu về tài
chính và kỹ thuật thi công. 3.4700 Khá
GT3: Có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp vật tư 3.5500 Khá
GT4: Có khả năng tài chính 3.4800 Khá
GT5: Phải chi khoản phí lót tay 3.4700 Khá
Điểm trung bình nhân tố 3.488 Khá
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3.4700 đến 3.5500 và ở mức khá. Trong đó, biến quan sát GT3 – có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp vật tư có mức đánh giá tốt nhất. Điều này là hết sức cần thiết vì nó giúp cho nhà thầu tiếp tục phát huy và củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư.
4.4.2 Nhân tố Sản phẩm (công trình)
Nhân tố Sản phẩm đứng vị trí thứ tư trong bảng đánh giá với Mean = 3.389. Trong bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này đứng ở vị trí thứ hai về mức độ tác động đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều này được giải thích trên cơ sở là hiện nay, các đáp viên vẫn khá lo ngại về chất lượng công trình thi công không đúng với thiết kế ban đầu, không đúng chất lượng, tuổi thọ công trình ngắn, vật tư thi công không đúng với hồ sơ ban đầu của một số nhà thầu cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, cả đơn vị thi công, đơn vị giám sát không có quy
84
trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, không có đội bảo hành, bảo trì xử lí kịp thời những phản ánh của khách hàng mà với tâm lý làm xong, lấy tiền được rồi thôi, từ đó tạo ra sự thay đổi trong quyết định chọn nhà thầu. (Bảng 4.18)
Bảng 4.18. Mức độ cảm nhận về nhân tố Sản phẩm
Biến quan sát Điểm
T. bình
Mức độ
SP1: Công trình thi công luôn đúng thiết kế, phù hợp với
nhu cầu sử dụng. 3,4450 Khá
SP2: Công trình thi công có chất lượng tốt, độ bền sử
dụng cao. 3,3650 Trung bình
SP3: Vật tư thi công được cung ứng từ những hãng có
thương hiệu, phù hợp yêu cầu mời thầu. 3,4150 Khá SP4: Có quy trình kiểm tra chất lượng thi công nghiêm
ngặt. 3,2750 Trung bình
SP5: Có đội bảo hành, bảo trì xử lí kịp thời những phản
ánh của khách hàng. 3,4450 Khá
Điểm trung bình nhân tố 3.389 Trung bình
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3.2750 đến 3.4450 và ở mức trung bình. Trong đó, biến quan sát SP1, SP5 – công trình thi công luôn đúng thiết kế, có đội bảo hành, bảo trì xử lí kịp thời những phản ánh của khách hàng có mức đánh giá tốt nhất. Điều này là hết sức cần thiết vì nó giúp cho nhà thầu định hướng đúng con đường mình sẽ, đang và phải đi.
4.4.3 Nhân tố Công nghệ
Nhân tố Công nghệ đứng vị trí cuối cùng trong bảng đánh giá với Mean = 3.2012. Trong bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng đứng ở vị trí cuối cùng về mức độ tác động đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều này
85
được giải thích trên cơ sở là các đáp viên có cảm nhận bình thường về vấn đề công nghệ, công nghệ không phản ánh rõ nét tới kết quả đấu thầu. (Bảng 4.19)
Bảng 4.19. Mức độ cảm nhận về nhân tố Công nghệ
Biến quan sát Điểm
T. bình
Mức độ
CNE1: Luôn đầu tư công nghệ mới thể hiện ở tính hiện
đại, tính đồng bộ, tính hiệu quả. 3,1700 Trung bình CNE2: Luôn bảo đảm an toàn khi thi công, bảo đảm thời
hạn bàn giao công trình. 3,1750 Trung bình
CNE3: Có nhiều kinh nghiệm thi công, đã thực hiện
nhiều loại công trình khác nhau. 3,1900 Trung bình
CNE4: Luôn đầu tư con người để nắm bắt được công
nghệ mới. 3,2700 Trung bình
Điểm trung bình nhân tố 3.2012 Trung bình
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3.1750 đến 3.2700 và ở mức trung bình. Trong đó, biến quan sát CNE4 – luôn đầu tư con người để nắm bắt được công nghệ mới có mức đánh giá tốt nhất. Điều này là hết sức cần thiết vì nó giúp cho nhà thầu định hướng phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào con người để nắm bắt được những công nghệ mới, hiện đại, về áp dụng cho doanh nghiệp mình theo kịp với xu thế chung.
4.4.4 Nhân tố Tổ chức
Nhân tố Tổ chức đứng vị trí thứ ba trong bảng đánh giá với Mean = 3.4058. Trong bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng đứng ở vị trí thứ ba về mức độ tác động đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó chứng tỏ các đáp viên có sự đồng thuận tương đối khá về vấn đề Tổ chức. (Bảng 4.20)
86
Bảng 4.20. Mức độ cảm nhận về nhân tố Tổ chức
Biến quan sát Điểm
T. bình
Mức độ
TC1: Có mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư 3,4250 Khá TC2: Thắng thầu trực tiếp từ chủ đầu tư 3,3850 Trung bình TC3: Trình độ nguồn nhân lực giỏi 3,3700 Trung bình TC4: Tạo liên danh, liên kết với công ty khác 3,3950 Trung bình TC5: Uy tín lâu năm, có tiếng trên thị trường 3,4350 Khá TC6: Đội ngũ tổ chức lập hồ sơ thầu tốt. 3,4250 Khá
Điểm trung bình nhân tố 3.4058 Khá
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3.3700 đến 3.4350 và ở mức khá. Trong đó, biến quan sát TC5 – Uy tín lâu năm, có tiếng trên thị trường có mức đánh giá tốt nhất. Điều này là hết sức cần thiết vì nó giúp cho nhà thầu muốn làm ăn lâu dài phải giữ chữ tín, luôn chú trọng hình ảnh, danh tiếng để lấy lòng tin nơi khách hàng, đó là một điểm cộng trong quá trình xét hồ sơ thầu. Vì thường giá trị dự án càng lớn thì chỉ tiêu này càng được coi trọng.
4.4.5 Nhân tố Môi trường
Nhân tố Môi trường đứng vị trí thứ năm trong bảng đánh giá với Mean = 3.3212. Trong bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng đứng ở vị trí thứ năm về mức độ tác động đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều này được giải thích trên cơ sở là các đáp viên có cảm nhận bình thường về vấn Môi trường. (Bảng 4.21)
87
Bảng 4.21. Mức độ cảm nhận về nhân tố Môi trường
Biến quan sát Điểm
T. bình
Mức độ
MT1: Sự ổn định của môi trường pháp lý 3,3200 Trung bình MT2: Sự phát triển cạnh tranh giữa các nhà thầu 3,3100 Trung bình MT3: Ứng xử phù hợp với môi trường văn hóa 3,4100 Khá MT4: Chủ đầu tư nước nào thì thường chọn nhà thầu
nước đó. 3,2450 Trung bình
Điểm trung bình nhân tố 3.3212 Trung bình
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3.2450 đến 3.4100 và ở mức trung bình. Trong đó, biến quan sát MT3 – Ứng xử phù hợp với môi trường văn hóa chủ đầu tư có mức đánh giá tốt nhất. Điều này dễ nhận thấy trong thực tế, ví dụ như chủ đầu tư người Mỹ tổ chức một cuộc họp với tất cả các nhà thầu vào lúc 9g00 tại văn phòng của chủ đầu tư, nhưng đến 9g05 nhà thầu A mới tới, đương nhiên nhà thầu A không được đánh giá cao vì đó là văn hóa của Tổ chức, ngược lại, nếu đó là chủ đầu tư người Trung Quốc hay Hàn Quốc thì đều đó là hết sức bình thường và có thể thông cảm được.