Kiến nghị chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 125 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị chính phủ và các bộ ngành liên quan

4.3.3.1. Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế - xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Trong khi đó, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ chưa hoàn thiện, thường xuyên có những thay đổi, thiếu tính ổn định dẫn đến các tổ chức, cá nhân phải điều chỉnh hoạt động, chuyển hướng hoạt động. Điều này có thể gây nên thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Vì vậy, chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan và có sự định hướng lâu dài, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Khi thay đổi các chính sách, nhà nước cũng cần thông báo trước, đưa ra lộ trình thực hiện để các tổ chức/cá nhân có thể thích nghi và áp dụng, tránh các cú sốc chính sách quản lý mang lại cho người dân và nền kinh tế, trong một số trường hợp cần thiết có thể sẽ trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi để giảm thiểu các thiệt hại/tổn thất do thay đổi chính sách gây ra.

4.3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay, tại Việt Nam, các cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước từ phường, xã tới các Sở, Ban, Ngành đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chưa được tin học hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các ngân hàng thương mại thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về một cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như tình trạng hôn nhân, lịch sử pháp lý về tiền án, tiền sự, những người có tên trong cùng sổ hộ khẩu, thiếu và không thể tra cứu các thông tin quan

trọng về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quanThuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng. Cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc, quy định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho các số liệu tài chính được đảm bảo độ tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tiếp cận với các doanh nghiệp vay vốn. Đây cũng là yêu cầu chung đảm bảo tính minh bạch khi nền kinh tế hội nhập. Thông tin kiểm toán cần được quản lý công khai, tập trung và dễ tra cứu.

4.3.3.3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng đều có chỉ tiêu ngành để đánh giá. Trong khi đó, các ngân hàng đều gặp nhiều khó khăn do không thể tiếp cận các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trung bình ngành như các tỷ số tài chính, giá thành... hỗ trợ việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Do đó, chính phủ cần giao cho các cơ quan chức năng cùng phối hợp (ví dụ như Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Bộ công thương, ...) xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, hỗ trợ các tổ chức tín dụng có những căn cứ khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập tài chính khu vực và thế giới, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ thương nói riêng phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự thâm nhập của các Tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài. Điều đó buộc Techcombank nếu muốn tồn tại phải thiết lập hoàn thiện công tác quản lý cho vay hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế vì đây là điều kiện quan trọng, một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh của Techcombank. Vì vậy, quản lý hoạt động cho vay hiệu quả sẽ tạo được lợi nhuận lớn đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngân hàng

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã tập trung giải quyết và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đề ra:

1- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM và quản lý hoạt động cho vay.

2- Khái quát kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay của một số nước, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích đối với các NHTM Việt nam nói chung và Techcombank Bắc Ninh nói riêng.

4- Phân tích và làm rõ thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Techcombank Bắc Ninh

5- Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Techcombank Bắc Ninh, luận văn đã nêu và làm nổi bật những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay, tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế đó.

7- Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất những giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay của Techcombank Bắc Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Linh Chi (2012), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

2. Phan Huy Đường (2014), Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2008), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Chính trị - Quốc gia.

4. Học viện Ngân hàng (2014), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Dân trí. 5. Học viện Ngân hàng (2015), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê.

6. Nguyễn Thị Mùi (2005), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

7. NHNN Việt Nam (2015), Tạp chí ngân hàng, Hà Nội.

8. NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. 9. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

của NHNN việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của các TCTD, ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN.

10. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015), Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học QGHN, Hà Nội.

11. Techcombank Bắc Ninh (2015), Báo cáo tài chính, Báo cáo tín dụng, Bắc Ninh 12. Techcombank Bắc Ninh (2016), Báo cáo tài chính, Báo cáo tín dụng, Bắc Ninh 13. Techcombank Bắc Ninh (2017), Báo cáo tài chính, Báo cáo tín dụng, Bắc Ninh 14. Nguyễn Thị Hà Thu (2016), Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Đông Nam Á (SeABank) - Chi nhánh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học QGHN, Hà Nội.

15. Các tài liệu về quy trình cho vay, quy định về quản lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)