Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Hoạt động cho vay

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, song nó lại có rủi ro cao. Vì vậy, các ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời trước khi ra quyết định cấp tín dụng. Có 3 nguyên tắc cơ bản trong khi cấp tín dụng mà các ngân hàng phải tuân theo đó là:

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi với thời gian xác định;

- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn theo đúng mục đích đã được thỏa thuận với ngân hàng;

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả;

Bảng 3.2: Tình hình cho vay tại Techcombank Bắc Ninh

Chỉ tiêu Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016

Tổng dư nợ 425 540 670 127 124

1. Phân loại theo đối tượng vay

Doanh nghiệp 311 407 395 131 97 (dư nợ/tỷ trọng) 73.18% 75.37% 58.96% Cá nhân 114 133 275 117 207 (dư nợ/tỷ trọng) 26.82% 24.63% 41.04%

2. Phân loại theo thời gian vay

Ngắn hạn 247 280 356 113 127 (dư nợ/tỷ trọng) 58.12% 51.85% 53.13% Trung hạn 107 135 140 126 104 (dư nợ/tỷ trọng) 25.18% 25.00% 20.90% Dài hạn 71 125 174 176 139 (dư nợ/tỷ trọng) 16.71% 23.15% 25.97%

3. Phân loại theo loại tiền vay

VNĐ 413 519 620 126 119 (dư nợ/tỷ trọng) 97.18% 96.11% 92.54% Ngoại tệ 12 21 50 175 238 (dư nợ/tỷ trọng) 2.82% 3.89% 7.46%

(Nguồn: Ban giám đốc, mảng tín dụng Techcombank Bắc Ninh)

Phân tích cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay

Thông qua việc xem xét cơ cấu cho vay theo đối tượng để thấy được tỷ trọng ngân hàng cho vay đối với đối tượng nào chiếm vị trí chủ đạo, từ đó đánh giá được xu hướng phát triển tín dụng của ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Dư nợ doanh nghiệp: Tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm đến trên 70%, do dư nợ tập trung ở một số đối tượng khách hàng lớn thuộc tập đoàn Dabaco, đây là khách hàng thân thiết và giữ quan hệ lâu năm với chi nhánh. Dư nợ đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp này ổn định trong giai đoạn từ 2010 đến

2017. Trong khoảng 300 tỷ dư nợ của khách hàng doanh nghiệp, tỷ trọng dư nợ của tập đoàn Dabaco chiếm đến 70%, điều này chứng tỏ ở giai đoạn 2010 đến 2017 đang là giai đoạn rất khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Dư nợ cá nhân: Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển cùng thị trường bất động sản liên tục tăng từ 2015 đến 2017 đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng dư nợ cá nhân của Techcombank Bắc Ninh, dư nợ cá nhân năm 2016 tăng 117% so với năm 2015. Cuối năm 2016 và sang năm 2017 nền kinh tế ổn định, cùng với định hướng phát triển hợp lý mảng khách hàng cá nhân của ban lãnh đạo chi nhánh đã làm dư nợ cá nhân tăng, năm 2016 tăng 117% so với năm 2015, năm 2017 tăng 207% so với năm 2016.

Trên thực tế số liệu phân tích chúng ta thấy rằng dư nợ mảng doanh nghiệp vẫn giữ ổn định ở mức 300 tỷ-400 tỷ trong giai đoạn 2015 đến 2017, dư nợ cá nhân đang có chiều hướng tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế đang ổn định trở lại.

Phân tích cơ cấu dư nợ theo thời gian vay

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rõ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn chi nhánh, còn lại là nợ trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn luôn ổn định chiếm tỷ trọng lớn hơn 50%. Dư nợ trung dài hạn tăng trong giai đoạn 2015 đến 2017.

- Dư nợ tín dụng ngắn hạn: Năm 2015 nợ ngắn hạn đạt 247 tỷ đồng chiếm 58,12% tổng dư nợ tín dụng chi nhánh. Năm 2016 và 2017 dư nợ doanh nghiệp có xu hướng tăng lên do chi nhánh tập trung cho vay một số đối tượng khách hàng lớn thuộc tập đoàn Dabaco Việt Nam, và một số khách hàng thuộc ngành nghề linh kiện điện tử, điện tử. cụ thể năm 2016 đạt 280 tỷ tăng 113% so với năm 2015, năm 2017 đạt 356 tỷ tăng 127% so với năm 2016. Ngoài ra, chi nhánh cũng liên tục tiếp thị và phát triển các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để góp phần vào sự tăng trưởng nêu trên.

- Dư nợ trung và dài hạn: từ năm 2015 đến 2017 dư nợ trung dài hạn của chi nhánh tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ (chiếm từ 20% đến 25% tổng dư nợ). Giai đoạn này dư nợ dài hạn tăng trưởng là do sự phục hồi của nền kinh tế, thị trường bất động sản trên địa bàn ổn định trở lại, nhu cầu xây dựng

tăng và chi nhánh ký kết tài trợ được một số dự án như Vinhomes, Song Quỳnh... Dư nợ trung dài hạn chủ yếu là dư nợ của cá nhân có nhu cầu vay mua bất động sản, sửa chữa nhà ở, kỳ hạn vay dài nhất lên đến 25 năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã biết nâng cao khả năng tìm kiếm các dự án đầu tư dài hạn có hiệu quả cao, chi nhánh cần lập và theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh sử dụng vốn theo thời gian phù hợp, cân đối với thời gian của nguồn vốn huy động được.

Phân tích cơ cấu dư nợ theo loại tiền vay

Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền thì dư nợ bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu so với tổng dư nợ. Trong suốt thời gian từ 2015 đến 2017 vay VND chiếm tới hơn 94%. Với sự phục hồi của nền kinh tế và việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh, nhu cầu vay ngoại tệ có chiều hướng tăng lên ở cuối năm 2016.

Cho vay bằng đồng nội tệ sẽ giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá cho ngân hàng. Các khách hàng có dư nợ bằng ngoại tệ chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu vay để mở LC cho lô hàng nhập nên dễ dàng cho việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn và có mua bảo hiểm cho lô hàng nhập nên rủi ro ở đây là rất thấp. Chi nhánh đang đẩy mạnh việc cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)