5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay và đối chiếu nợ:
Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các khoản cho vay. Công tác này phải được tiến hành cùng với các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc quá trình cho vay, gồm 3 giai đoạn:
- Kiểm soát trước: Chính là giai đoạn thẩm định khách hàng và thẩm định dự án cho vay (i) cán bộ thẩm định đã hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế cho vay hiện hành chưa (ii) hồ sơ vay vốn có đầy đủ và phải do khách hàng tự lập, cán bộ thẩm định chỉ giải thích hay hướng dẫn, không được làm thay; (iii) kiểm tra hồ sơ khách hàng trên phương diện đầy đủ, nghĩa là phải hợp lệ và hợp pháp (iv) kiểm tra dự án vay vốn có tiến hành điều tra thu thập đủ thông tin cần thiết, có phân tích và đưa ra kết luận cụ thể.
- Kiểm soát trong: là sự kiểm tra trong quá trình phát triển tiền vay việc kiểm tra nên tập trung vào: (i) cán bộ cho vay đã hội đủ điều kiện của khoản vay chưa đã có hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ đầy đủ hợp lệ và hợp pháp chưa? (ii) số tiền cho vay so với vốn tự có liệu có khớp số tiền trong hợp đồng không? Có nằm trong hạn mức vay vốn đã duyệt cho doanh nghiệp không? (iii) Chuyển tiền có khớp đúng yêu cầu của người vay hoặc của hợp đồng kinh tế không? (v) thẩm định kiểm tra tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba thực tế có đúng với giấy tờ không, có hợp lệ hợp pháp không?.
- Kiểm soát sau: là việc kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không? dự án đầu tư có hiệu quả không? lấy số liệu và phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên để có thể biết trước được biện pháp của doanh nghiệp để tiến hành điều trị cho đúng thuốc thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tồn kho hàng hoá, công nợ phải thu, phải trả tình hình sản xuất có đảm bảo công suất thiết kế, có trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn không? Có như vậy mới tránh được tình trạng khai báo không chuẩn của doanh nghiệp.
- Ngoài việc cán bộ cho vay phải thương xuyên kiểm tra doanh nghiệp, vẫn cần có một bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để kiểm tra lại cán bộ cho vay làm có
chuẩn không, có trung thực và trách nhiệm không?... Yêu cầu đối với người làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải là người có kinh nghiệm, nắm rõ tường tận quy chế, quy trình thẩm định, có óc quan sát tinh tế, là người thận trọng và khéo léo, có như vậy mới thuyết phục được người bị kiểm tra và tư vấn cho cán bộ cho vay làm tốt hơn công việc của mình. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải có ý nghĩa dự phòng nhiều hơn là xử phạt.
Tăng cường hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ:
+ Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh bảo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải kiểm tra hết toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình, quy chế, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng;
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ của Techcombank cần được củng cố để đảm bảo sự giám sát, kiểm tra được thực hiện tại từng bộ phận, phòng, ban, chi nhánh và hội sở, đảm bảo có thể nắm bắt, dự đoán và phát hiện kịp thời những rủi ro liên quan;
+ Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục:
(1) Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng như đã đề cập ở trên cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:
- Rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn;
- Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tính báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo. Hơn
nữa việc đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính;
(2) Giám sát, phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Khối quản trị rủi ro và Hội đồng xử lý nợ, các Khối bán lẻ, Khối khách hàng doanh nghiệp gần như mới khởi động và chưa thật sự có các chính sách, quy định quản lý danh mục cho vay. Cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng;
Quản lý tốt việc phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng
Yêu cầu các bộ phận trực tiếp làm công tác thu thập thông tin, đánh giá rủi ro đối với từng khoản nợ. Các đánh giá rủi ro để phân loại nhóm nợ phải dựa trên đầy đủ các yếu tố rủi ro của khách hàng, bao gồm các yếu tố rủi ro định lượng, rủi ro định tính. Các thông tin đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng phải trung thực.
Các thành viên hội đồng xử lý rủi ro cơ sở (HĐXLRRCS): phải có đánh giá, rà soát một cách khách quan đối với danh sách phân loại nhóm nợ mà bộ phận đè xuất trực tiếp (cán bộ phòng khách hàng và hub quản lý nợ thực hiện) yêu cầu các bộ phận đề xuất trực tiếp giải trình, làm rõ thêm nhất là đối với khách hàng phân loại vào các nhóm nợ, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các báo cáo đề xuất của các bộ phận trình lên, các thành viên HĐXLRRCS quyết định dự kiến việc phân loại nhóm nợ và trình HĐXLRRTƯ quyết định. Việc quyết định và đề xuất của các thành viên HĐXLRRCS phải khách quan, không được vì động cơ giấu giếm nợ xấu mà phân loại vào nhóm nợ có độ rủi ro thấp và ngược lại.
Trên cơ sở kết quả dự kiến phân loại nhóm nợ, các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm của khách hàng, các thành viên HĐXLRRCS phải rà soát lại việc tính toán trích lập dự phòng rủi ro của các khách hàng mà bộ phận đề xuất trực tiếp trình lên, với những trường hợp chưa rõ phải yêu cầu bộ phận đề xuất giải trình, làm rõ. Từng thành viên HĐXLRR phải có nhận thức đúng đắn về việc trích lập dự phòng rủi ro, không được vì thành tích kết quả kinh doanh của đơn vị mà trích lập thiếu dự phòng rủi ro.
Đa dạng các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề
Khoản vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do khách hàng có biểu hiện vi phạm pháp luật… Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận thu hết lượng tiền mặt hiện có của khách hàng, buộc khách hàng bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý để thu nợ; Cần tận dụng hết các nguồn lực tài chính hiện có của khách hàng, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả các loại tài sản đó để thu nợ. Xem xét các yếu tố liên quan để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
- Nếu khách hàng vẫn duy trì hoạt động và có triển vọng phục hồi thì trong thời gian ngắn thì yêu cầu khách hàng trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa xử lý tài sản bảo đảm nhằm tránh tổn thất cho khách hàng và đỡ mất nhiều thời gian, tốn kém cho việc thanh lý tài sản.
- Trong trường hợp khách hàng bị lỗ lớn không thể tiếp tục huy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì Chi nhánh có thể cho phép khách hàng sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho khách hàng do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp do bị ép giá.
Các biện pháp mang tính thương lượng trên đây chỉ áp dụng đối với những khách hàng thực sự có khả năng nhưng thiếu biện pháp trả nợ. Ngược lại với bất kỳ lý do không chính đáng nào cho thấy khách hàng không thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì Chi nhánh cần áp dụng biện pháp cứng rắn để thu hồi nợ, kể cả đưa hồ sơ ra cơ quan có thẩm quyền xử lý.