Thực trạng việc lập kế hoạch cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 64 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng việc lập kế hoạch cho vay

Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh, căn cứ vào tình hình thực tế mà dự kiến mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ của năm kế hoạch, Techcombank Bắc Ninh dự kiến kế hoạch trình Hội sở Techcombank phê duyệt, trên cơ sở tờ trình kế hoạch của Techcombank Bắc Ninh, Hội sở xem xét và phê duyệt để giáo kế hoạch cho Techcombank Bắc Ninh làm căn cứ thực hiện. Cụ thể số liệu kế hoạch về dư nợ được Techcombank Bắc Ninh lập, trình Hội sở Techcombank phê duyệt trong giai đoạn 2015-2017 như sau:

Bảng 3.3: Chỉ tiêu về lập kế hoạch dư nợ cho vay giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017

KH TCB Bắc Ninh lập KH Hội sở TCB phê duyệt Tăng trưởng thực tế so với 2014 KH TCB Bắc Ninh lập KH Hội sở TCB phê duyệt Tăng trưởng thực tế so với 2015 KH TCB Bắc Ninh lập KH Hội sở TCB phê duyệt Tăng trưởng thực tế so với 2016 Tổng dư nợ 405 420 20% 495 510 22% 605 630 22% 1. Doanh nghiệp USMEs 225.2 225 45% 277.75 270.5 53% 338.44 335.65 61% SMEs 70 80 10% 80 90 10% 95 100 15% 2.Thể nhân 109.8 115 22% 137.25 149.5 25% 171.56 194.35 25%

Nhìn chung, chỉ tiêu về việc lập kế hoạch dư nợ cho vay giai đoạn 2015-2017 có xu hướng tăng lên, chỉ tiêu của những năm sau cao hơn chỉ tiêu những năm trước. Nguyên do là định hướng của Techcombank muốn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ. Năm sau tăng 30% so với năm trước. Cụ thể:

Năm 2015: Techcombank Bắc Ninh đã đặt chỉ tiêu kế hoạch dự nợ cho vay năm 2015 là 405 tỷ đồng, Kế hoạch năm 2015 tăng 20% so với thực tế dư nợ cuối năm 2014. Kế hoạch năm 2015 được hội sở giao là 420 tỷ đồng. Thực tế thực hiện dư nợ đến cuối năm 2015 là 425 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao.

Năm 2016: Techcombank Bắc Ninh đã đặt chỉ tiêu kế hoạch dự nợ cho vay năm 2016 là 495 tỷ đồng, Kế hoạch năm 2016 tăng 22% so với thực tế dư nợ cuối năm 2015. Kế hoạch năm 2016 được hội sở giao là 510 tỷ đồng. Thực tế thực hiện dư nợ đến cuối năm 2016 là 540 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch được giao.

Năm 2017: Techcombank Bắc Ninh đã đặt chỉ tiêu kế hoạch dự nợ cho vay năm 2017 là 605 tỷ đồng, Kế hoạch năm 2017 tăng 22% so với thực tế dư nợ cuối năm 2016. Kế hoạch năm 2017 được hội sở giao là 630 tỷ đồng. Thực tế thực hiện dư nợ đến cuối năm 2017 là 670 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch được giao

*Cách thức tiến hành lập Kế hoạch cho vay của Techcombank Bắc Ninh như sau:

Về tổng dư nợ cho vay: cuối mỗi năm (thường vào khoảng tháng 11 hàng

năm); căn cứ vào kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng của TCB, căn cứ vào khả năng thực tế Techcombank Bắc Ninh thực hiện lập kế hoạch cho năm tiếp theo, thường số dư kế hoạch mà Hội sở TCB lập cao hơn so với mức tăng trưởng dư nợ Techcombank Bắc Ninh lập.

Về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng:

Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: với các khách hàng vay trung dài hạn, vay theo dự án, Techcombank Bắc Ninh sẽ dựa theo danh mục khách hàng để tính toán dự kiến tổng dư nợ của các khách hàng vay trung dài hạn trong năm kế hoạch. Đối với khách hàng vay ngắn hạn, dựa theo danh mục khách hàng, dựa theo hạn mức đã cấp cho khách hàng so với dư nợ hiện tại để dự kiến hạn mức cấp tín dụng làm căn cứ xác đinh mức dư nợ dự kiến cho vay ngắn hạn của năm kế hoạch.

Đối với khách hàng là cá nhân: dựa trên định hướng tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân của hệ thống TCB, Techcombank Bắc Ninh xây dựng kế hoạch cho vay

cá nhân của năm kế hoạch, thông thường mức dư nợ cho vay cá nhân theo kế hoạch của Techcombank Bắc Ninh cao hơn mức tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân của Hội sở TCB.

3.2.2.Thực trạng triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay

3.2.2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay

Hiện tại, Techcombank Bắc Ninh tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay gồm:

Về ban lãnh đạo:

Ban lãnh đạo Techcombank Bắc Ninh có sự phân công phụ trách các phòng khách hàng, giám đốc/phó giám đốc phụ trách tùy thuộc vào sự phân công mức phân cấp để phê duyệt cho vay trên cơ sở hồ sơ trình phê duyệt của các phòng khách hàng hoặc các phòng giao dịch. Với những hồ sơ lớn, phức tạp thì các hồ sơ cho vay được trình ra hội đồng tín dụng để xem xét phê duyệt, những trường hợp vượt mức phân cấp của chi nhánh thì sau khi hội đồng tín dụng xem xét, quyết định Techcombank Bắc Ninh làm tờ trình đề nghị Hội sở chính Techcombank phê duyệt.

Về cơ cấu các phòng nghiệp vụ:

Các phòng khách hàng:

Techcombank Bắc Ninh phân chia các phòng khách hàng dựa trên phân loại khách hàng theo quy mô và loại hình khách hàng: Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm tổ khách hàng USMEs là cho vay các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty, tập đoàn, có phân chia theo lĩnh vực ngành kinh tế và tổ khách hàng SMEs là cho vay các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng khách hàng cá nhân là cho vay các khách hàng là hộ cá nhân và hộ gia đình.

Các phòng khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng.

Tùy theo mức độ khoản vay, mức phân cấp, với khoản vay lớn thì: sau khi báo cáo đề xuất tín dụng được giám đốc khách hàng phê duyệt, phòng khách hàng tiến hành chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng cho Hub quản lý nợ để thẩm định rủi ro. Trên cơ sở ý kiến của Hub quản lý nợ, phòng khách hàng chỉnh sửa hồ sơ trình giám đốc/phó giám đốc phụ trách phê duyệt và làm các thủ tục để tiến hành giải ngân, thu nợ theo quy trình tín dụng. Đối với khoản vay nhỏ và trong mức phân cấp, giám đốc khách hàng trình hồ sơ mà phòng khách hàng đã đề xuất cho vay để ban lãnh đạo

Techcombank Bắc Ninh phê duyệt, đồng thời cũng gửi các hồ sơ cho vay đã được duyệt tới Hub quản lý nợ để theo dõi, quản lý.

Hub quản lý nợ của vùng (hỗ trợ 8 chi nhánh)

Hub quản lý nợ độc lập với các phòng nghiệp vụ (các phòng khách hàng) và có những nhiệm vụ sau:

Thực hiện thẩm định rủi ro, các đề xuất tín dụng trong phân cấp.

Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp với phòng quan hệ khách hàng và phòng tín dụng trong việc phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đề xuất và giám sát thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp.

Đánh giá mức độ rủi ro của toàn danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá nghiêm túc việc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, các quy định và chính sách của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng tại đơn vị nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm sai lệch trong các hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh.

Đưa ra các ý kiến cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên hội sở chính. Như vậy có thể thấy, mô hình tổ chức cán bộ thực hiện công tác quản lý và cho vay tại đơn vị tương đối chặt chẽ, các phòng ban có mối quan hệ mật thiết trong việc đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng. Việc xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng như thế này giúp cho yêu cầu, trách nhiệm, sự nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng của mỗi phòng ban, mỗi nhân viên đã tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu được rủi ro từ hoạt động cho vay của đơn vị.

3.2.2.2. Quản lý danh mục cho vay

Quản lý danh mục khách hàng thông qua việc lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp từ các ngành, lĩnh vực kinh tế.

Ban lãnh đạo Techcombank Bắc Ninh chủ trương chiến lược đầu tư vào các lĩnh vực như sau:

Về tín dụng bán buôn: Tiếp tục đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế khu vực như: linh kiện điện tử, điện tử, thức ăn chăn nuôi, bất động sản,...với các khách hàng lớn và dự án đầu tư trung dài hạn như: Dabaco, AAC, Hansol, SDIV,Vinhomes,... Đây là nhóm khách hàng không chỉ đẩy dư nợ tín dụng tăng, chất lượng tín dụng tốt mà các hoạt động khác như Huy động vốn (đặc biệt

vốn không kỳ hạn), thanh toán quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ...cũng được tăng trưởng theo.

Trong giai đoạn 2015-2017 Tehcombank Bắc Ninh phát triển được 32 khách hàng tín dụng doanh nghiệp mới, trong đó điển hình là Công ty TNHH AAC Technologies Việt Nam có dư nợ đạt 120 tỷ đồng, công ty TNHH Hansol CNP Vina 20 tỷ đồng,

Đây là những khách hàng lớn có uy tín, là tiền đề cho việc bứt phá dự nợ của Techcombank Bắc Ninh.

Về tín dụng đối với khách hàng cá nhân (thể nhân): Tehcombank Bắc Ninh phát triển được 432 khách hàng tín dụng cá nhân mới trong giai đoạn 2015-2017. Đặc biệt trong năm 2017 Techcombank liên kết với dự án căn hộ cao cấp của Vinhomes Bắc Ninh đạt dư nợ 100 tỷ dư nợ.

Đồng thời, Công tác tín dụng thể nhân được đẩy mạnh đặc biệt tại tất cả các chi nhánh, Techcombank Bắc Ninh đã và đang kiện toàn đội ngũ bán hàng, tăng cường công tác đào tạo kỹ năng bán hàng cho đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh đảm bảo đồng nhất về hình ảnh, tác phong chuyên nghiệp, chuẩn mực, nâng cao chất lượng, phong cách, thái độ phục vụ khách hàng phải ân cần, chu đáo, tận tình, nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nghiên cứu, xây dựng chính sách theo từng phân khúc khách hàng và từng địa bàn, nâng cấp cơ sở vật chất và chuẩn hóa hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm tạo cho khách hàng sự hài lòng khi giao dịch. Đồng thời, Techcombank Bắc Ninh thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm giữa các Chi nhánh để trao đổi kinh nghiệm, phương hướng bán hàng đồng thời liên tục rút kinh nghiệm trong công tác khách hàng để hiệu quả đạt được cao hơn. Hàng tháng/quý tiến hành tổng kết, đánh giá và khen thưởng định kỳ cũng như đột xuất các phòng thực hiện tốt công tác cho vay theo sản phẩm tiêu dùng, bất động sản, qua đó tạo động lực thúc đẩy các phòng tăng cường cho vay theo các sản phẩm này.

3.2.2.3. Quản lý theo quy trình cho vay

Với mỗi khách hàng vay, Ngân hàng đều sẽ xử lý theo một quy trình cho vay được quy định sẵn. Khách hàng vay hoặc dự định vay cần biết quy trình này để có

cơ sở giám sát, đốc thúc Nhân viên Ngân hàng, đảm bảo khoản vay được thực hiện đúng tiến độ.

Techcombank Bắc Ninh xây dựng chính sách cho vay chủ yếu là áp dụng theo chính sách cho vay được NHNN ban hành và văn bản do TCB hướng dẫn các đơn vị thực hiện trong thời kỳ, Chi nhánh không ban hành riêng biệt các chính sách cho vay. Techcombank là Ngân hàng đầu tiên thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung tại hội sở, theo đó mức phân quyền tại chi nhánh và hội sở như sau:

Tại chi nhánh:

Hình 3.2: Quy trình tín dụng tại Techcombank

Đối với Quy trình cho vay, Techcombank Bắc Ninh đã áp dụng quy trình cho vay theo các văn bản như sau: đối với khách hàng là tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank áp dụng quy trình theo văn bản Quy trình số 0268/2015/QT ngày 30/11/2015, đối với khách hàng là tổ chức doanh nghiệp lớn áp dụng theo 0209/2015/QT. Đối với khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, áp dụng cho vay theo Quy trình số 0005/2017/QT ngày 6/1/2017.

Các bước áp dụng quy trình cho vay chi tiết là:

Bước 1: Đề nghị vay vốn

Khách hàng, qua các kênh như được giới thiệu, tự tìm hiểu,... tới và gửi đề xuất vay vốn cho ĐVKD.

Khách hàng lập đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu biểu MB17- QT.TDC/56 hoặc MB18-QT.TDC/56 đối với khoản vay có TSBĐ hoặc MB12-

Phê duyệt tại CN Phê duyệt tại CAD Soạn hồ sơ CCA Chi nhánh thực hiện ký kết với khách hàng

CCA giải ngân cho khách hàng Chi nhánh thẩm định

khách hàng

Chi nhánh quản lý sau vay và thu hồi nợ

QT.TDC/56 hoặc MB13-QT.TDC/56 với phát hành bảo lãnh của Techcombank trong từng thời kì.

Bước 2: Thu thập và thẩm định khách hàng

a. Tiếp nhận hồ sơ.

Tiếp nhận Đề nghị vay vốn từ khách hàng, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sản phẩm phù hợp.

Hướng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ hồ sơ nhân thân, hồ sơ chứng minh thu nhập, hồ sơ TSBĐ và hồ sơ phương án vay vốn dự kiến theo checklist quy định tại từng sản phẩm.

b. Nhận diện và thẩm định khách hàng.

Thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng và kiểm tra các thông tin, tài liệu thu thâp được về tính đầy đủ, tình hợp lệ, hợp pháp, tính chân thực, tính nhất quán của thông tin, tài liệu, CVKH thực hiện đối chiếu chi tiết giữa bản gốc và bản sao y do khách hàng cung cấp, đồng thời ký xác nhận đã đối chiếu bản gốc trên các giấy tờ này.

Kiểm tra hồ sơ và tình trạng pháp lý khách hàng.

Thu thập thông tin từ các nguồn khác phục vụ cho mục đích thẩm định.

Thẩm định thực tế tại nhà khách hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ của khách hàng với sự hỗ trợ, phối hợp của GĐ khách hàng cá nhân tại ĐVKD (nếu CVKH có mail yêu cầu gửi GĐ khách hàng cá nhân. Thẩm định thực tế tài sản dự kiến cùng làm bảo đảm cho việc cấp tín dụng cùng với cán bộ chịu trách nhiệm định giá TSBĐ

Thực hiện thẩm định khách hàng về năng lực pháp luật và hành vi dân sự, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định mục đích cấp tín dụng, nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, các yếu tố rủi ro khác.

Thẩm định TSBĐ: kiểm tra hồ sơ TSBĐ, kiểm tra thực tế hiện trạng TSBĐ, gặp chủ tài sản/đồng sở hữu. Trực tiếp định giá hoặc phối hợp với bộ phận liên quan để định giá TSBĐ (thực hiện theo Quy trình định giá TSBĐ và các văn bản, quyết định sửa đổi bổ sung từng thời kỳ).

Kiểm tra số dư tín dụng, giá trị đề xuất cấp tín dụng của khách hàng để đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng không vượt quá các giới hạn quy định của pháp luật và TCB

Thẩm định các nội dung khác theo Quy định chung về cấp tín dụng và quy định của từng sản phẩm tín dụng.

Với hồ sơ cung cấp chưa đầy đủ: Yêu cầu khách bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo đúng checklist hồ sơ.

Bước 3: Định giá TSBĐ

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị định giá từ ĐVKD

Thực hiện theo Quy trình định giá TSBĐ và các văn bản quyết định sửa đổi bổ sung theo từng thời kỳ.

Bước 4: Lập đề xuất cấp tín dụng

Lập Báo cáo thẩm định KH và đề xuất cấp tín dụng/bảo lãnh theo mẫu biểu MB02-QT.TDC/56 hoặc MB03-QT.TDC/56 với khoản vay có TSBĐ, MB14- QT.TDC/56 hoặc MB15-QT.TDC/56 với phát hành bảo lãnh sau đó trình ký phê duyệt cấp có thẩm quyền.

Bước 5: Kiểm soát hồ sơ, ký Đề xuất

Tiếp nhận hồ sơ khách hàng và Đề xuất cấp tín dụng từ CVKH

Kiểm soát khách hàng thuộc đúng đối tượng áp dụng theo quy định sản phẩm và Hướng dẫn thực hiện quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng áp dụng cho khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 64 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)