Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của một số ngân hàng nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của một số ngân hàng nước ngoài

Kinh nghiệm của Ngân hàng Shinhan

Là thành viên của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan Financial Group) - một trong bốn tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc có niêm yết tại sàn chứng khoán Hàn

Quốc và New York, Ngân hàng Shinhan kế thừa gần như toàn bộ thế mạnh tài chính vững mạnh và những ứng dụng công nghệ cao của tập đoàn mẹ. Tại Hàn Quốc, Tập đoàn Tài chính Shinhan đã có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất trong nhiều năm và được xem là tập đoàn tài chính có tiềm năng tăng trưởng vững chắc.

Không chỉ được biết đến như ngọn cờ đầu của Tập đoàn Tài chính Shinhan, Ngân hàng Shinhan còn mở rộng mạng lưới ra khắp toàn cầu. Hiện tại, Ngân hàng Shinhan có mặt tại 20 quốc gia với hệ thống hơn 1.000 chi nhánh cùng 18.000 nhân viên được đào tạo chuyên sâu.

Luôn tuân thủ cam kết cung cấp những dịch vụ tài chính an toàn và tiện lợi nhất đến cho khách hàng, liên tiếp trong 2 năm 2016 và 2017, Ngân hàng Shinhan vinh dự lọt vào danh sách Top 50 Ngân hàng thương mại an toàn nhất thế giới do Tạp chí Global Finance bình chọn. Để đạt được danh hiệu này, Ngân hàng Shinhan phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí nghiêm ngặt do Global Finance đặt ra như: sự tăng trưởng về tài sản, tăng trưởng lợi nhuận, phạm vi địa lý, tầm nhìn chiến lược và cải tiến sản phẩm, chất lượng dịch vụ… so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt hoạt động cho vay của Shinhanbank luôn đảm bảo tính an toàn cao, dư nợ tăng trưởng mạnh qua các năm mà tỉ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp dưới 1%. Cụ thể theo:

Báo cáo tài chính 12/2016 của Shinhanbank

Tổng tài sản ngân hàng Shinhan 2,48 tỷ USD, tăng 30% so với 2015

Vốn chủ sở hữu đạt 458 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2015

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

(ROA) đạt 2,21% Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp dưới 1%

Ngân hàng Shinhan có mức tăng trưởng tín dụng tốt đạt 22,83%.

Đến hết quý II năm nay, ngân hàng Shinhan là ngân hàng nước ngoài có mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam với 18 chi nhánh và phòng giao dịch.

Là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Á về hiệu quả quản lý rủi ro nói chung trong đó có quản lý hoạt động cho vay.

Để thực hiện công tác cho vay một cách có hiệu quả như vậy. Shinhanbank phải quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay, đầu tư bài bản, xây dựng đa dạng sản

phẩm, lãi suất cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý cho vay, Shinhanbank thực hiện các biện pháp sau:

Phòng ban làm công tác tín dụng hoạt động hoàn toàn độc lập với các phòng/ban, bộ phận khác nhau. Có sự phân tách trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, rạch ròi về thẩm quyền quyết định cho vay . Do vậy, làm tăng tính độc lập và tính rõ ràng, minh bạch trong hoạt động cho vay.

Ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý cho vay, xây dựng hạn mức cho vay nội bộ và cho khách hàng. quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng. Xây dựng hạn mức cho vay nội bộ và cho khách hàng.

Trong cơ cấu tổ chức còn có phòng chính sách và chiến lược thực hiện chức năng phân tích, nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động cho vay như: thị trường bất động sản; giá cả thị trường. Từ đó, để xuất, tham mưu cho Ban lãnh đạo đưa ra chiến lược phát triển, đường lối chính sách phù hợp với từng thời kỳ.

Kinh nghiệm của Citibank

Citibank được thành lập vào năm 1812 tại Mỹ với hơn nửa vốn thuộc về Citicorp, hiện nay đã có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước. Citibank là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất cung cấp việc làm cho hơn 160.000 người trên toàn thế giới, đồng thời là hãng phát hành thẻ tín dụng ngân hàng lớn nhất thế giới. Citibank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động tại Châu Á vào năm 1902 và hiện nay đã phát triển rộng nhất trong khu vực Châu Á ở lĩnh vực tài chính với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước. Các sản phẩm đơn lẻ của Citibank được thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng. Hoạt động cho vay của Citibank luôn đảm bảo tính an toàn cao nhờ quy trình quản lý quản lý hoạt động cho vay chặt chẽ.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách cho vay được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định.

Về đội ngũ nhân viên phụ trách mảng tín dụng nói riêng và nhân viên của Citibank nói chung tới từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau được đào tạo bài bản. Đặc biệt nhân viên được tham gia những khóa tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý damh mục khách hàng cho vay, quy trình cho vay, quản lý tài sản bảo đảm nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với mức độ an toàn cao nhất có thể.

Citibank cũng là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Theo đó, toàn bộ hồ sơ cho vay được Citibank quản lý tự động bằng phần mềm chuyên biệt.

Trong công tác giám sát, theo dõi tài sản: Citibank thực hiện giám sát theo các tiêu chuẩn và chính sách trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường, đánh giá tài sản được xác định kỹ lưỡng và cụ thể.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách cho vay được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình cho vay. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa cho vay hiệu quả.

Mô hình cho vay thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch.

Ba giai đoạn trong chính sách cho vay chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau: Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức cho vay đối với Uỷ ban chính sách cho vay.

Uỷ ban chính sách cho vay (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức cho vay cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách cho vay; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.

Bộ phận quản lý rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ cho vay, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Mục tiêu của quy trình cho vay hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)