Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 97 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Một là, quản lý hoạt động cho vay của Techcombank Bắc Ninh đã đáp ứng khá

tốt các mục tiêu về tăng trưởng dư nợ, tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Cho đến nay và nhiều năm tới, mặc dù quy mô thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi cho vay ngày

càng tăng, nhưng cho vay vẫn đóng vai trò lớn nhất về lợi nhuận Techcombank Bắc Ninh. Quy mô dư nợ cho vay ngày càng tăng với tốc độ nhanh, làm cho tổng tài sản tăng mạnh, cũng có nghĩa là quy mô kinh doanh của Techcombank Bắc Ninh trên địa bàn tăng nhanh và ngày càng lớn. Tại Techcombank Bắc Ninh, lợi nhuận từ thu lãi cho vay chiếm gần 40% tổng thu nhập của ngân hàng.

Bảng 3.8: Tỷ trọng thu lãi cho vay từ năm 2015-2017

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016/2015 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt

đối Tương đối

Tổng thu nhập của Đơn vị 55,200 75,150 101,230 19,950 36% 26,080 35% Thu nhập từ lãi cho vay 22,080 28,933 33,658 6,853 31% 4,725 16% Tỷ lệ Thu lãi cho vay/Tổng thu nhập (%) 40% 39% 33%

(Nguồn: Ban giám đốc Techcombank Bắc Ninh)

Hai là, quản lý nguồn vốn trong nghiệp vụ tài sản nợ và quản lý hoạt động cho

vay trong nghiệp vụ tài sản có ngày càng có hiệu quả. Đổi mới đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là Techcombank Bắc Ninh đều thành lập những bộ phận nghiệp vụ chuyên sâu theo phương thức tổ chức kinh doanh Ngân hàng bán lẻ hiện đại, có sự tách biệt và khống chế kiểm soát lẫn nhau, như các phòng: Kế toán - Quỹ, Kinh doanh, Kiểm soát rủi ro…. Các chức năng cụ thể các phòng là tham mưu, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn, hỗ trợ và tư vấn khách hàng vay vốn, thẩm định dự án xin vay, đánh giá về rủi ro cho vay…

Công việc kinh doanh vốn thường được xây dựng thành các đề án trước mắt, trung hạn và dài hạn. Đây là bộ phận đưa ra các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị để khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng, thực hiện thẩm định và đề xuất trực tiếp tới các nội dung cho từng loại sản phẩm và dịch vụ.

Phòng kiểm soát rủi ro xử lý tiếp theo về nghiệp vụ đối với hồ sơ vay vốn, hoạt động ngân quỹ và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến của mình về việc có nên chấp nhận hay không chấp nhận thực hiện nghiệp vụ đó nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn phát sinh.

Phòng Kế toán quỹ có trách nhiệm trong công tác hoạch toán, bảo đảm an toàn ngân quỹ, quản lý chung và thực hiện các báo cáo nội bộ.

Ba là, quản lý hoạt động cho vay theo chiến lược làm danh mục cho vay của

Techcombank Bắc Ninh ngày càng hợp lý hơn. Các sản phẩm cho vay của Techcombank Bắc Ninh ngày càng đa dạng hơn, như: cho vay theo hạn mức cho vay, cho vay từng lần, cho vay theo dự án, bảo lãnh,… Lĩnh vực đầu tư cho vay cũng đa dạng hơn, như: cho vay SX-KD, tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu, cho vay đầu tư bất động sản, kinh doanh dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng trả ngay và trả góp. Cơ cấu cho vay theo thời gian cũng phù hợp hơn, giữa cho vay trung han, ngắn hạn, dài hạn. Các đối tượng khách hàng cũng đa dạng, như DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình và cá nhân.

Bốn là, Techcombank Bắc Ninh đã chủ động thực hiện một cách bài bản, có

chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc giảm lãi suất cho vay và quản lý hoạt động cho vay có hiệu quả hơn. Khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức trong danh mục nguồn vốn của Techcombank Bắc Ninh được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và quản lý hoạt động cho vay có hiệu quả hơn.

Biện pháp đầu tiên để thực hiện mục tiêu này đó là phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản; phát triển dịch vụ thẻ ATM; mở rộng dịch vụ chi trả lương qua hệ thống máy ATM đối với các doanh nghiệp và tổ chức có đông công nhân, đông người lao động. . . Biện pháp đồng thời đó là tổ chức tiếp thị tới các đơn vị thường có tiền gửi thanh toán lớn, như các tổ chức bảo hiểm, hành chính sự nghiệp có thu…Định hướng kinh doanh này một mặt tạo điều kiện cho Techcombank thu phí dịch vụ, mặt khác tăng tỷ trọng tiền gửi có lãi suất thấp trong tổng nguồn vốn.

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng. Tuy việc sử dụng vốn từ loại nguồn vốn này không cao và thiếu ổn định, nhưng đây là loại vốn huy động có lãi suất thấp, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, giảm chi phí huy động vốn.

Năm là, quản lý hoạt động cho vay tại Techcombank Bắc Ninh ngày càng

chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trang bị máy móc thiết bị, hệ thống mạng…) và ứng dụng công nghệ kinh doanh hiện đại, là quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Là điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ, và cung ứng các sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Đến nay Techcombank đã mua và sử dụng công nghệ ngân hàng lõi: T24 của các hãng nước ngoài. Đây là công nghệ ngân hàng hiện đại giúp cho quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý hoạt động cho vay nói riêng của Techcombank Bắc Ninh có tính chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại nói trên, Techcombank Bắc Ninh ứng dụng các phần mềm khác nhau trong hoạt động kinh doanh: phần mềm quản lý tiền gửi dân cư; hệ thống thanh toán điện tử; hệ thống thanh toán quốc tế; phần mềm quản lý kế toán và cho vay....(với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, cơ sở dữ liệu khác nhau).

Sáu là, hệ thống mạng lưới của Techcombank Bắc Ninh phát triển và phát huy

tốt vai trò kênh phân phối các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Gắn liền với quá trình này, Techcombank Bắc Ninh đang không ngừng mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động, mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ nói chung, sản phẩm cho vay nói riêng. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng, doanh nghiệp và dân cư tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng thuận lợi hơn rất nhiều, góp phần thúc đẩy kinh tế Tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng và phát triển.

Bảy là, quy trình cho vay tại Ngân hàng Techcombank là một quy trình khá

hoàn chỉnh, chuyên môn hóa cao, đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất và phục vụ khách hàng kịp thời với chất lượng và tính an toàn cao nhất. Quy trình cấp tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Techcombank được chia làm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn thứ nhất của quá trình tín dụng gắn liền với việc thẩm định và phê duyệt tín dụng. Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếp xúc, đánh giá và phân tích

khách hàng, lập báo cáo thẩm định khách hàng và chuyển báo cáo lên lãnh đạo phòng, ban, giám đốc Chi nhánh

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau khi khoản vay được phê duyệt, chuyên viên khách hàng lập thông báo tín dụng, soạn thảo các hợp đồng văn bản, hoàn thiện hồ sơ, mở tài khoản cho khách hàng. Giám đốc Chi nhánh ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố TSĐB cùng các thỏa thuận khách với khách hàng

Giai đoạn thứ ba gắn liền với quá trình giải ngân, giám sát hoạt động của khách hàng, đôn đốc thu lãi vay. Chuyên viên khách hàng phải có trách nhiệm nhắc nợ khách hàng, tránh để tình trạng nợ của khách hàng mà mình phụ trách thành nợ quá hạn.Với việc phân chia quy trình tín dụng thành ba giai đoạn riêng biệt như trên, có thể nói tính chuyên môn hóa cao được thể hiện rất rõ ràng trong các hoạt động của Ngân hàng. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm ở một khâu độc lập nhưng vẫn phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Có thể nói, quy trình cấp tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Techcombank khá nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)