Tăng cường quản lý hoạt động cho vay theo quy trình, tập trung vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Tăng cường quản lý hoạt động cho vay theo quy trình, tập trung vào

lý những bước trong quy trình dễ có rủi ro và sai sót

Bước thẩm định, đề xuất tín dụng và phê duyệt tín dụng.

Để quản lý tốt quá trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của cán bộ khách hàng, lãnh đạo Techcombank Bắc Ninh cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Kiểm tra đánh giá một cách cẩn trọng, các đánh giá, phân tích và đề xuất cấp tín dụng của cán bộ khách hàng trước khi phê duyệt cho vay. Việc này đòi hỏi phải tăng cường và phát huy ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của Giám đốc mảng, từng thành viên hội đồng tín dụng cơ sở, bởi đây là những cấp quản lý trung gian. Những cấp quản lý trung gian này phải phân tích, đánh giá kỹ càng chất lượng báo cáo thẩm định của cán bộ khách hàng đã đảm bảo được lập một cách trung thực, khách quan hay chưa, có những yếu tố rủi ro nào mà cán bộ khách hàng đã bỏ qua. Bản thân cấp quản lý trung gian cũng cần phải hết sức trung thực, khách quan. Không được vì lý do nào đó mà đồng ý với đề xuất của cán bộ khách hàng trình phê duyệt cho vay khi hồ sơ cho vay không đảm bảo, có yếu tố rủi ro cao,...

Báo cáo thẩm định đề xuất cho vay phải đảm bảo dựa trên việc phân tích, đánh giá đầy đủ các nội dung sau:

+ Thẩm định, đánh giá đầy đủ về hồ sơ pháp lý của khách hàng.

+ Thẩm đinh, đánh giá về tình hình tài chính của các năm hoặc quý gần nhất kỳ xin vay vốn.

+ Thẩm định, đánh giá về phương án kinh doanh + Thẩm định đánh giá về dự án đầu tư

+ Thẩm định, đánh giá về uy tín, trình độ kinh doanh của khách hàng như: đánh giá kinh nghiệm tham gia thị trường, thời gian hoạt động trong lĩnh vực mà đơn vị đang kinh doanh, năng lực để triển khai dự án mà đơn vị đang có kế hoạch đặt ra và vay vốn từ ngân hàng,... Đòi hỏi cán bộ thẩm định cần đánh giá các nội dung như: trình độ của Ban lãnh đạo, tổ chức bộ máy hoạt động giúp việc, uy tín của khách hàng với các Ngân hàng, với bạn hàng,...

- Cấp lãnh đạo phê duyệt cho vay là giám đốc, phó giám đốc đối với các khoản vay nằm trong mức phân cấp của chi nhánh, việc phê duyệt quyết định đòi hỏi lãnh đạo chi nhánh phải hết sức khách quan, chỉ phê duyệt những khoản cho vay có đầy đủ cơ sở pháp lý, khách hành có năng lực tài chính. Uy tín trong quan hệ vay trả, có phương án kinh doanh, dự án đầu tư xin vay vốn đảm bảo có tính khả thi, có tài sản bảo đảm ( nếu thuộc đối tượng vay thế chấp). Người phê duyệt không được vì lý do nào đó như vụ lợi cá nhân, thông đồng với người vay vốn mà bỏ qua những đánh giá rủi ro trong khoản vay mà cấp trung gian đã trình lên, dẫn đến ký duyệt cho vay một cách tùy tiện.

Bước giải ngân

Cần lưu ý đánh giá khách hàng đã cung cấp đầy đủ các tài liêu, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay liên quan đến lần giải ngân phù hợp hay chưa, bao gồm: hợp đồng kinh tế, hóa đơn chứng từ và các giấy tờ khác. Phải kiểm tra, đối chiếu mục đích vốn vay trong hồ sơ xin rút vốn từng kỳ với phương án xin vay ban đầu của khách hàng, đối chiếu giữa đối tượng thụ hưởng tiền vay với người đứng tên trên các hợp đồng bán hàng. Bên cạnh đó, Lãnh đạo chi nhánh phải soát xét, đánh giá: cán bộ ngân hàng đã thực hiện kiểm soát các tài liệu khác chứng minh cho hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng hay chưa, trước khi phê duyệt cho giải ngân vay vốn.

Bước kiểm tra giám sát tín dụng

Để nâng cao chất lượng quản lý bước kiểm tra, giám sát tín dụng, Techcombank Bắc Ninh cần tiến hành các giải pháp sau:

- Ban hành các hướng dẫn cụ thể để đánh giá khách hàng khi cán bộ khách hàng thực hiện công tác sử dụng vốn vay. Chẳng hạn như nội dung kiểm tra: “Sự phù hợp của việc khách hàng sử dụng vốn vay với mục đích cấp tín dụng” cần có cụ thể hơn như: kiểm tra sổ theo dõi tiền vay của khách hàng, kiểm tra các chứng từ gốc để chứng minh việc sử dụng tiền vay theo phương án kinh doanh mà khách hàng đã gửi ngân hàng như hợp đồng kinh tế đầu vào, hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng, sổ theo dõi nhập hàng, kiểm tra thực địa như kiểm tra kho hàng hình thành từ vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có quy định rõ các loại tài liệu mà cán bộ khách hàng cần thu thập từ khách hàng trong quá trình kiểm tra, lưu trữ lại để làm cơ sở quản lý theo dõi, đánh giá.

- Cần bố trí người cùng đi kiểm tra với cán bộ khách hàng, có thể là người cùng Hub quản lý nợ hoặc bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ để có sự khách quan trong việc kiểm tra đánh giá khách hàng. Không nên để trao toàn bộ quyền hạn kiểm tra khách hàng cho một mình cán bộ khách hàng.

- Có chế tài quy định trách nhiệm của cán bộ khi tham gia kiểm tra khách hàng để cho việc kiểm tra khách hàng được thực chất, không hình thức. Trong thực tiễn cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau, cán bộ khách hàng đã thực hiện kiểm tra một cách hình thức, chủ yếu là điền các thông tin vào một biên bản kiểm tra đã đánh sẵn mẫu để có biên bản kiểm tra gửi về hub quản lý nợ theo quy trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)