Đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ từ khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ từ khách hàng vay vốn

- Cần xác định việc đôn đốc thu nợ, thu lãi đủ và đúng kì hạn là nghĩa vụ, trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải được cán bộ tín dụng theo dõi hàng ngày. Ngân hàng cần gửi thông báo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước thời hạn trả.

- Đối với các khách hàng vay vốn để thực hiện dự án khi đến hạn trả mà khách hàng chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để ra hạn trả nợ. Việc xem xét ra hạn phải đúng thẩm quyền được quỷ nhiệm, không tùy tiện ra hạn.

- Để xử lý và thu hồi nợ quá hạn thì Chi nhánh có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi nhánh giúp khách hàng việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn. Tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ.

- Đa dạng các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề. Khoản vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do khách hàng có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận thu hết lượng tiền mặt hiện có của khách hàng, buộc khách hàng bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý để thu nợ. Cần tận dụng hết các nguồn lực tài chính hiện có của khách hàng, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả các loại tài sản đó để thu nợ. Xem xét các yếu tố liên quan để đưa ra hướng xử lý phù hợp.

+ Nếu khách hàng vẫn duy trì hoạt động và có triển vọng phục hồi thì trong thời gian ngắn yêu cầu khách hàng trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa xử lý tài sản bảo đảm nhằm tránh tổn thất cho khách hàng và đỡ mất nhiều thời gian, tốn kém cho việc thanh lý tài sản.

+ Trong trường hợp khách hàng bị lỗ lớn không thể tiếp tục huy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì Chi nhánh có thể cho phép khách hàng sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho khách hàng do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp do bị ép giá.

Các biện pháp mang tính thương lượng trên đây chỉ áp dụng đối với những khách hàng thực sự có khả năng nhưng thiếu biện pháp trả nợ. Ngược lại với bất kỳ lý do không chính đáng nào cho thấy khách hàng không thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì Chi nhánh cần áp dụng biện pháp cứng rắn để thu hồi nợ, kể cả đưa hồ sơ ra cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Tích cực phối hợp với các chủ đầu tư để xác định nguyên nhân phát sinh nợ xấu, từ đó có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ổn định, phát triển sản xuất. Những dự án gặp khó khăn khách quan không trả được nợ sẽ xem xét hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền cơ cấu nợ đối với dự án.

- Tập trung và rà soát lại tất cả những món nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5, tiến hành lên danh sách những khách hàng không có thiện chí trả nợ, căn cứ vào thời gian quá hạn nợ cụ thể của từng khách hàng mà đưa vào diện khởi kiện. Chỉ đạo đôn đốc trả nợ bằng văn bản đối với những khách hàng nằm trong diện sẽ khởi kiện; ít nhất là 02 lần cho mỗi khách hàng (kể cả người thế chấp, bảo lãnh cho món vay) trước khi tiến hành làm hồ sơ khởi kiện bằng 02 hình thức: Biên bản đôn đốc trả nợ và Thông báo yêu cầu trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)