Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã ch

Phú Thọ

3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Thực hiện Quy chế hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hiện có 11 Phòng/ ban gồm: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân (gọi tắt là Phòng Tín dụng doanh nghiệp), Phòng Tín dụng thành viên, Phòng Kế toán & Ngân quỹ, Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ, 04 Phòng Giao dịch và 02 Quỹ tiết kiệm. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Tín dụng DN và cá nhân

Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tín dụng thành viên

Phòng giao dịch số 01 Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Phòng giao dịch số 02 Quỹ tiết kiệm số 01

Phòng giao dịch số 03 Quỹ tiết kiệm số 02

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc: là người phụ trách chung, là đại diện pháp nhân của Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Chi nhánh theo pháp luật. Giám sát, kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, đảm bảo quyền dân chủ của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý, giám sát đơn vị. Bảo đảm các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động như ốm đau, hưu trí, thêm việc, trợ cấp khó khăn. Mang lại những quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.

- Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của Ngân hàng.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về thực hiện chế độ tài chính - kế toán và thực hiện công tác kế toán nội bộ cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Phòng Kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ thu tiền, chi tiền, kiểm ngân, giao dịch, quản lý toàn bộ tài sản có trong kho, thực hiện việc xuất nhập kho.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ.

- Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân: tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, triển khai kịp thời

các nghiệp vụ chuyên môn cho các phòng giao dịch, khai thác khách hàng ngoài hệ thống đồng thời thực hiện tốt công việc tổng hợp và lập báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đúng qui định.

- Phòng Tín dụng thành viên: làm đầu mối trong công tác điều hòa vốn, triển khai giải ngân vốn cho các QTDND, thực hiện việc tổng hợp và lập báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Phòng Kiểm tra nội bộ: thực hiện chức năngthanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động huy động và cho vay vốn tại Chi nhánh; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định, chính sách của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Các phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)