Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 85 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Một số hạn chế

- Tỷ lệ nợ xấu mặc dù được kiểm soát ở trong mức giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng tỷ lệ nợ xấu chưa đạt được mức ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, theo quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm từ 3 đến 5 nhưng ở Chi nhánh, nợ xấu chủ yếu tập trung ở nhóm 5 - nhóm nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

- Công tác quản lý đối tượng cho vay chưa thực sự hiệu quả. Trong giai đoạn 2015-2017, cho vay trong hệ thống chiếm tỷ lệ trung bình 62,8%. Chi nhánh chỉ nên duy trì một tỷ lệ cho vay ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 55% cho vay các QTDND và lớn hơn hoặc bằng 45% cho vay khách hàng ngoài hệ thống. Có như vậy sẽ giúp Chi nhánh vừa đảm bảo thực hiện vai trò chính trị, vừa giữ được thị phần cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng ổn định.

- Thời gian cho vay được quản lý theo phương án bị động. Hoạt động cho vay đa phần dựa vào lãi suất của thị trường và nhu cầu của khách hàng, chưa lường hết được các rủi ro đối với cho vay trung và dài hạn khi khách hàng đến hạn không trả được nợ.

- Quy trình cho vay chưa đảm bảo tính khách quan. Trong quy trình cho vay hiện nay của Chi nhánh tuy đã có bổ xung NVTD2 song thực chất NVTD2 chỉ phải chịu trách nhiệm về phần thẩm định tài sản đảm bảo nên chưa quan tâm nhiều đến năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Hầu như toàn bộ các công đoạn cho vay đều do NVTD1 là người thực hiện từ đầu cho đến khi khoản vay được tất toán. Mặt khác, tuy có 2 người thẩm định song hai nhân viên này vẫn thuộc phòng Tín dụng Doanh nghiệp nên vẫn bị chi phối bởi tính chủ quan của lãnh đạo phòng, do đó sự độc lập không cao và thiếu khách quan trong quá trình thẩm định.

- Số khách hàng làm hồ sơ vay vốn không đáp ứng được yêu cầu vay và bị từ chối vay còn cao. Các nguyên nhân bị từ chối vay có nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền, quảng bá về các khoản vay cũng như điều kiện vay của Chi nhánh chưa thực sự tốt.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, đặc biệt giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn mà yếu tố kinh nghiệm được đặt lên hàng đầu, giúp nhân viên tín dụng quản lý khoản vay chặt chẽ và linh hoạt hơn hoặc có những phương án ứng phó nhanh với biến động của thị trường cũng như xử lý các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro khi cần thiết. Bên cạnh đó, quan hệ xã hội chưa nhiều nên việc tìm kiếm khách hàng vay vốn hoặc tạo các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế, đây là yếu tố quan trọng khi mà sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tún dụng ngày càng lớn.

- Hệ thống các văn bản quy phạm luật trong công tác quản lý cho vay chưa đầy đủ. Hệ thống văn bản hiện nay chưa ban hành Quy trình tái thẩm định và các văn bản hướng dẫn. Công tác thẩm định tài sản vẫn chưa độc lập, thiếu sự khách quan trong việc đánh giá, định giá tài sản đảm bảo tiền vay. Chưa ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng cũng như chưa ban hành hệ thống văn bản liên quan đến công tác quản lý dữ liệu về cho vay để phục vụ yêu cầu giám sát khoản vay và quản lý sau giải ngân.

- Quản lý khâu thẩm định khả năng tài chính của khách hàng chưa tốt. Cán bộ tín dụng thẩm định về mức đầu tư của dự án không sát với thực tế nên cho vay vượt nhu cầu thực của dự án dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tỷ trọng vốn vay tự có tham gia vào dự án quá nhỏ làm cho chi phí lãi vay vượt quá mức khả năng khai thác doanh thu bình thường của tài sản nên khách hàng không trả được nợ.

- Công tác quản lý khâu thẩm định tài sản thiếu khách quan, chưa chính xác. Cán bộ thẩm định giá trị tài sản chưa sát với giá trị trên thị trường nên khi cho vay gặp phải khách hàng đạo đức không tốt họ sẵn sàng không trả nợ để Chi nhánh thu hồi tài sản đảm bảo, song kết quả phát mãi tài sản cũng chỉ thu đủ nợ gốc và 1 phần lãi, chưa thu đủ toàn bộ số lãi phát sinh.

- Việc quản lý và giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ. Từ nội dung phân tích về tính phức tạp của đối tượng vay vốn là khách hàng kinh doanh vận tải, cộng với kinh nghiệm trong quản lý, xử lý của cán bộ còn nhiều hạn chế. Có thể thấy các biện pháp đôn đốc chưa đủ mạnh, việc xử lý nợ còn nể nang, mang nặng tính thuyết phục, xử lý tài sản thế chấp chưa quyết liệt nên việc thu hồi nợ xấu còn chậm và kéo dài.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)