Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý hoạt động cho vay

ngân hàng (1). Tỷ lệ nợ quá hạn (%) + Công thức tính Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. (2). Tỷ lệ nợ xấu (%) + Công thức tính Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ CHI NHÁNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 493/QĐ- QTDTW ngày 18/6/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương trên cơ sở sáp nhập Quỹ tín dụng khu vực Phú Thọ. Chính thức đổi tên thành Ngân hành Hợp tác chi nhánh Phú Thọ theo Quyết định số 17/2013/QĐ-NHHT ngày 21/06/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương. Theo đó, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hoạt động với mô hình Ngân hàng Hợp tác xã kể từ ngày 01/07/2013.

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Phú Thọ.

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hoặc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ.

- Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Phú Thọ hoặc Co-opBank Phú Thọ.

- Trụ sở chính: Số 1959B, đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Điện thoại: 02103815720/ Fax: 02103815575

- Website: www.co-opbank.vn/ Email: phutho@co-opbank.vn

Hiện nay Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được giao quản lý 68 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên thuộc 5 tỉnh phía Bắc: Phú Thọ (39 QTDND), Hà Giang (08 QTDND), Yên Bái (17 QTDND), Lào Cai (02 QTDND) và Lai Châu (02 QTDND). Chi nhánh thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung toàn hệ thống theo quy định của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ Phú Thọ

3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Thực hiện Quy chế hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hiện có 11 Phòng/ ban gồm: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân (gọi tắt là Phòng Tín dụng doanh nghiệp), Phòng Tín dụng thành viên, Phòng Kế toán & Ngân quỹ, Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ, 04 Phòng Giao dịch và 02 Quỹ tiết kiệm. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Tín dụng DN và cá nhân

Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tín dụng thành viên

Phòng giao dịch số 01 Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Phòng giao dịch số 02 Quỹ tiết kiệm số 01

Phòng giao dịch số 03 Quỹ tiết kiệm số 02

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc: là người phụ trách chung, là đại diện pháp nhân của Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Chi nhánh theo pháp luật. Giám sát, kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, đảm bảo quyền dân chủ của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý, giám sát đơn vị. Bảo đảm các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động như ốm đau, hưu trí, thêm việc, trợ cấp khó khăn. Mang lại những quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.

- Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của Ngân hàng.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về thực hiện chế độ tài chính - kế toán và thực hiện công tác kế toán nội bộ cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Phòng Kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ thu tiền, chi tiền, kiểm ngân, giao dịch, quản lý toàn bộ tài sản có trong kho, thực hiện việc xuất nhập kho.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ.

- Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân: tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, triển khai kịp thời

các nghiệp vụ chuyên môn cho các phòng giao dịch, khai thác khách hàng ngoài hệ thống đồng thời thực hiện tốt công việc tổng hợp và lập báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đúng qui định.

- Phòng Tín dụng thành viên: làm đầu mối trong công tác điều hòa vốn, triển khai giải ngân vốn cho các QTDND, thực hiện việc tổng hợp và lập báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Phòng Kiểm tra nội bộ: thực hiện chức năngthanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động huy động và cho vay vốn tại Chi nhánh; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định, chính sách của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Các phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

3.1.3. Tình hình nhân sự của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

Bảng 3.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 86 100 88 100 92 100

Lao động chia theo trình độ

- Đại học, sau ĐH 71 82,6 75 85,2 83 90,2

- Cao đẳng 15 17,4 13 14,8 9 9,8

- Trung cấp 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Lao động chia theo giới tính

- Nam 37 43,0 40 45,5 41 44,6

- Nữ 49 57,0 48 54,5 51 55,4

- Xét theo trình độ chuyên môn: làm việc trong môi trường năng động, có tính cạnh tranh cao nên Chi nhánh rất quan tâm tới chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh. Lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2015- 2017. Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm xuống qua các năm. Trong Chi nhánh không có cán bộ nào có trình độ trung cấp. Năm 2015, trong tổng số 86 lao động tại Chi nhánh thì có 71 lao động có trình độ đại học và sau đại học, chiếm tỷ lệ 82,6%; có 15 lao động có trình độ cao đẳng, chiếm tỷ lệ 17,4%.

Năm 2016, trong tổng số 88 lao động tại Chi nhánh thì có 75 lao động có trình độ đại học và sau đại học, chiếm tỷ lệ 85,2%. Số lao động có trình độ có trình độ đại học và sau đại học tăng 4 người, ứng với tăng 5,6% so với năm 2015. Có 13 lao động có trình độ cao đẳng, chiếm tỷ lệ 14,8%. Số lao động có trình độ có trình cao đẳng giảm 2 người, ứng với giảm 13,3% so với năm 2015. Năm 2017, trong tổng số 92 lao động tại Chi nhánh thì có 83 lao động có trình độ đại học và sau đại học, chiếm tỷ lệ 90,2%. Số lao động có trình độ có trình độ đại học và sau đại học tăng 8 người, ứng với tăng 10,7% so với năm 2016. Có 9 lao động có trình độ cao đẳng, chiếm tỷ lệ 9,8%. Số lao động có trình độ có trình cao đẳng giảm 4 người, ứng với giảm 30,8% so với năm 2016.

- Xét theo giới tính: gồm lao động nam và lao động nữ. Tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ chênh lệch nhau không nhiều. Năm 2015, lao động nam chiếm tỷ lệ 43% (37/86 lao động), lao động nữ chiếm tỷ lệ 57% (49/86 lao động). Đến năm 2017, lao động nam chiếm tỷ lệ 44,6% (41/92 lao động), lao động nữ chiếm tỷ lệ 55,4% (51/92 lao động).

Đối với bộ máy quản lý hoạt động cho vay luôn được ưu tiên sắp xếp, phân bổ. Lãnh đạo trực tiếp tại các Phòng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay là Trưởng phòng phụ trách và phó phòng, ngoài ra chọn lọc cán bộ

có năng lực tại các Phòng ban khác để tăng cường, bổ sung cán bộ trực tiếp quản lý khoản vay cho Phòng tín dụng và các Phòng giao dịch. Trong năm 2017, trong tổng số 92 lao động tại Chi nhánh thì có 45 lao động được sắp xếp làm công tác tín dụng, chiếm tỷ lệ 48,9%. Trong đó lãnh đạo là 10 người, cán bộ cho vay trực tiếp là 35 người. Nếu xét theo độ tuổi thì trong 45 lao động được sắp xếp làm công tác tín dụng năm 2017 có 23 người nằm trong độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 51,1%; có 15 người nằm trong độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 33,3%; có 07 người có độ tuổi trên 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 15,6%.

Qua phân tích cho thấy, đội ngũ làm công tác tín dụng tại Chi nhánh có cơ cấu thiên nhiều về trẻ hoá song vẫn đảm bảo tính kế thừa, tính liên tục. Đội ngũ này có ưu điểm là nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ham học hỏi và cầu tiến. Có khả năng thích ứng nhanh đối với những thay đổi. Các ưu điểm này sẽ tạo nên đội ngũ quản lý nghiệp vụ tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng sẽ mang nhiều hướng hiện đại bởi đội ngũ trẻ dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, quyết đoán trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, hạn chế đối với đội ngũ này đó là kinh nghiệm chưa nhiều, đôi khi quá quyết đoán sẽ dẫn đến nóng vội do vậy công tác quản lý có thể sẽ gặp rủi ro.

3.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

- Về nguồn vốn huy động của Chi nhánh: tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2015, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 495.844 triệu đồng. Năm 2016, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 536.952 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 441.731 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,3% trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh; nguồn vốn huy động được từ các QTDND là 95.221 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17,7% trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh. Nguồn vốn huy động năm 2016 tăng 41.108 triệu đồng, ứng với tăng 8,3% so với năm 2015.

Năm 2017, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 545.995 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 412.305 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,5% trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh; nguồn vốn huy động được từ các QTDND là 133.690 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,5% trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh. Nguồn vốn huy động năm 2017 tăng 9.043 triệu đồng, ứng với tăng 1,7% so với năm 2016. Qua phân tích ở trên cho thấy, Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn trong giai đoạn 2015-2017.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 ± % ± % 1. Tổng nguồn vốn huy động 495.844 536.952 545.995 41.108 8,3 9.043 1,7 2. Tổng dư nợ cho vay 759.255 842.699 789.150 83.444 11,0 -53.549 -6,4 3. Lợi nhuận 9.820 14.500 12.631 4.680 47,7 -1.869 -12,9

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)

- Về dư nợ cho vay của Chi nhánh: tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2015, tổng dư nợ của Chi nhánh là 759.255 triệu đồng. Năm 2016, tổng dư nợ của Chi nhánh là 842.699 triệu đồng, 83.444 triệu đồng, ứng với tăng 11,0% so với năm 2015. Năm 2017, tổng dư nợ của Chi nhánh là 789.150 triệu đồng, giảm 53.549 triệu đồng, ứng với giảm 6,4% so với năm 2016. Trong giai đoạn 2015-2017, dư nợ chủ yếu của Chi nhánh là cho các QTDND vay, chiếm tỷ lệ trung bình là 62,8% trong tổng dư nợ cho vay.

- Về lợi nhuận của Chi nhánh: đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2015, lợi nhuận của Chi nhánh đạt 9.820 triệu đồng. Năm 2016, lợi nhuận của Chi nhánh đạt 14.500 triệu đồng, tăng 4.680 triệu đồng, ứng với tăng 47,7% so với năm 2015. Năm 2017, lợi nhuận của Chi nhánh đạt 12.631 triệu đồng, giảm 1.869 triệu đồng, ứng với giảm 12,9% so với năm 2016. Qua phân tích cho thấy, lợi nhuận của Chi nhánh có xu hướng tăng, giảm không đều qua các năm trong giai đoạn 2015-2017.

3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 tác xã chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

3.2.1. Quản lý đối tượng và thời hạn cho vay

3.2.1.1. Quản lý đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ gồm hai nhóm khách hàng chính là cho vay các QTDND (cho vay trong hệ thống) và cho vay khách hàng là các tổ chức và cá nhân (cho vay ngoài hệ thống).

Bảng 3.3: Tổng hợp tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 ± % ± % Tổng dư nợ cho vay 759.255 842.699 789.150 83.444 11,0 -53.549 -6,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)