Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc và Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ như sau:

- Sắp xếp bộ máy quản lý công tác cho vay hoạt động hiệu quả, đúng quy định của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Lựa chọn, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường của từng người để phát huy cao nhất hiệu quả công việc của từng cá nhân trong công tác quản lý cho vay.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Từ đó giảm thiểu tối đa các khoản nợ quá hạn, nợ xấu từ phía khách hàng vay vốn.

- Thực hiện cho vay đúng đối tượng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, chủ động tìm kiếm, lựa chọn khách hàng có uy tín để giảm thiểu rủi ro trong công tác cho khách hàng vay vốn.

- Đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng thực hiện đúng quy trình cho vay, áp dụng cả với khách hàng trong hệ thống và khách hàng ngoài hệ thống.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã là gì?

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017 như thế nào?

- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017?

- Để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Tác giả thu thập các thông tin thứ cấp từ các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, quy định, số liệu thống kê liên quan đến công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ, cụ thể là:

- Báo cáo thường niên của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2017.

- Báo cáo thường niên của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017.

- Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Thọ về hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến năm 2017.

- Báo cáo sao kê dư nợ tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017.

- Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017.

- Danh mục các đối tượng cho vay và báo cáo kết quả cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017.

2.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo các tiêu chí khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

- Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Các số liệu thu thập được tác giả sẽ tiến hành nhập vào phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán tỷ trọng, sự biến động tăng, giảm qua của các chỉ tiêu qua các năm. Các số liệu này sẽ là căn cứ để đánh giá thực trạng công tác quản lý cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ.

- Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị

Các thông tin liên quan đến cho vay và quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được tác giả tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý cho vay. Đồng thời, các số liệu còn được biểu diễn trên các mô hình đồ thị để so sánh trực quan.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các con số của các hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Các bảng số liệu sẽ cho thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

- Phương pháp so sánh

Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước…Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng

(1). Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

(2). Doanh số thu nợ

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

(3). Dư nợ cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

(4). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

+ Công thức tính

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(5). Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%)

+ Công thức tính

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = --- x 100% DSCV năm trước

+ Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

(6). Số khách hàng được vay vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng ngân hàng (1). Tỷ lệ nợ quá hạn (%) + Công thức tính Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. (2). Tỷ lệ nợ xấu (%) + Công thức tính Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ + Ý nghĩa chỉ tiêu

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ CHI NHÁNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 493/QĐ- QTDTW ngày 18/6/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương trên cơ sở sáp nhập Quỹ tín dụng khu vực Phú Thọ. Chính thức đổi tên thành Ngân hành Hợp tác chi nhánh Phú Thọ theo Quyết định số 17/2013/QĐ-NHHT ngày 21/06/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương. Theo đó, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hoạt động với mô hình Ngân hàng Hợp tác xã kể từ ngày 01/07/2013.

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Phú Thọ.

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hoặc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ.

- Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Phú Thọ hoặc Co-opBank Phú Thọ.

- Trụ sở chính: Số 1959B, đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Điện thoại: 02103815720/ Fax: 02103815575

- Website: www.co-opbank.vn/ Email: phutho@co-opbank.vn

Hiện nay Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được giao quản lý 68 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên thuộc 5 tỉnh phía Bắc: Phú Thọ (39 QTDND), Hà Giang (08 QTDND), Yên Bái (17 QTDND), Lào Cai (02 QTDND) và Lai Châu (02 QTDND). Chi nhánh thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung toàn hệ thống theo quy định của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ Phú Thọ

3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Thực hiện Quy chế hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ hiện có 11 Phòng/ ban gồm: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân (gọi tắt là Phòng Tín dụng doanh nghiệp), Phòng Tín dụng thành viên, Phòng Kế toán & Ngân quỹ, Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ, 04 Phòng Giao dịch và 02 Quỹ tiết kiệm. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Tín dụng DN và cá nhân

Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tín dụng thành viên

Phòng giao dịch số 01 Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Phòng giao dịch số 02 Quỹ tiết kiệm số 01

Phòng giao dịch số 03 Quỹ tiết kiệm số 02

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc: là người phụ trách chung, là đại diện pháp nhân của Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Chi nhánh theo pháp luật. Giám sát, kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, đảm bảo quyền dân chủ của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý, giám sát đơn vị. Bảo đảm các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động như ốm đau, hưu trí, thêm việc, trợ cấp khó khăn. Mang lại những quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.

- Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của Ngân hàng.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về thực hiện chế độ tài chính - kế toán và thực hiện công tác kế toán nội bộ cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Phòng Kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ thu tiền, chi tiền, kiểm ngân, giao dịch, quản lý toàn bộ tài sản có trong kho, thực hiện việc xuất nhập kho.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ.

- Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân: tham mưu cho Ban lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)