5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý đội ngũ nhân
viên trong Chi nhánh
- Coi trọng vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đào tạo lại, khuyến khích đi học thêm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên. Lãnh đạo Chi nhánh cần luân phiên cử các cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên làm công tác tín dụng đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hoặc tham dự các chương trình hội thảo, hội nghị về nghiệp vụ cho vay vốn cả trong và ngoài nước. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, góp phần làm tăng hiệu quả quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ, Chi nhánh cần coi vấn đề nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo lao động là việc làm thường xuyên, liên tục.
- Đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Kỹ năng giao tiếp của nhân viên Ngân hàng là việc nhân viên biết sử dụng, phối hợp hài hòa, hợp lý giữa lời nói và hành vi không lời, nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, mang lại hiệu quả trong kinh doanh Ngân hàng.
- Đào tạo phẩm chất nghề ngân hàng cho nhân viên trong Chi nhánh. Phẩm chất nghề nghiệp của một nhân viên ngân hàng thể hiện ở thái độ và hành vi của nhân viên đối với công việc. Trước hết, nhân viên ngân hàng phải
có sự đam mê, yêu thích công việc mình đang làm. Trong xu thế hiện nay, ngành Ngân hàng là một trong những ngành đòi hỏi sự hội nhập cao, vì vậy mà áp lực công việc rất lớn. Nếu không có sự đam mê thì sẽ có những nhân viên không chịu nổi áp lực dẫn tới từ bỏ công việc. Ở bất cứ công việc nào, ngành nghề gì cũng đòi hỏi tính trung thực. Song, đối với ngành ngân hàng thì đòi hỏi này càng quan trọng hơn. Bởi nhân viên ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, với tiền bạc, với các đối tác.
- Phân công, bố trí công việc hợp lý cho nhân viên trong Chi nhánh. Tuỳ theo trình độ, khả năng của từng người mà Ban Giám đốc Chi nhánh phân công, bố trí công việc cho đúng người, đúng việc, đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc ban đầu. Đây là một công việc rất quan trọng và quyết định sự thành công, mức độ gắn bó của người lao động đối với Chi nhánh. Việc phân công hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc sẽ tốt hơn và họ sẽ phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ.
- Thực hiện chính sách đãi ngộ với nhân viên trong Chi nhánh. Đây là động lực, là đòn bẩy để thúc đẩy người lao động làm việc, cống hiến, gắn bó lâu dài với Chi nhánh. Chi nhánh cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, đảm bảo tính linh hoạt, công bằng, tương xứng với mức độ cống hiến của nhân viên trong Chi nhánh. Đặc biệt đối với công tác cho vay và quản lý hoạt động cho vay, những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao cần được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời. Đó là động lực rất quan trọng để cán bộ nhân viên trong Chi nhánh tiếp tục phát huy hết năng lực, niềm đam mê của mình cho Chi nhánh.
- Tăng cường công tác quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay. Thường xuyên kiểm tra đột xuất về công tác cho vay và quản lý cho vay. Đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay trực tiếp với khách hàng, phỏng vấn
khách hàng về quá trình vay tiền, trả tiền tại Chi nhánh. Công tác này có thể giao cho phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện thường xuyên hoặc có thể trực tiếp Ban lãnh đạo Chi nhánh kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tăng cường công tác kiểm soát hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay. Hàng năm Chi nhánh phải phân công lại địa bàn quản lý cho vay theo nguyên tắc mỗi cán bộ tín dụng quản lý không quá 1 năm đối với một địa bàn cụ thể và không hoán đổi chéo lặp đi lặp lại về địa bàn quản lý giữa 2 cán bộ tín dụng cho nhau. Đặt các hòm thư góp ý ở những nơi giao dịch hoặc lắp đặt số điện thoại đường dây nóng để nắm bắt thông tin phản ánh từ khách hàng, cán bộ nhân viên hoặc những người có quan tâm đến các hoạt động của Chi nhánh.