Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của một số Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 37 - 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của một số Ngân hàng

tác xã trong nước

1.2.1.1. Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc

Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động bắt đầu

từ ngày 26 tháng 6 năm 2001. Đến năm 2013, Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Vĩnh Phúc chính thức đổi tên thành Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2013. Trụ sở của Chi nhánh tại Số 6, phố Lý Bôn, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc ra đời là bước chuyển mình quan trọng của Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc. Tại thời điểm chuyển đổi Ngân hàng Hợp tác xã, Chi nhánh có nguồn vốn huy động đạt 620 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 510 tỷ đồng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2017, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt gần 850 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm trong giai đoạn 2014-2017 đạt từ 12% - 15%. Song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc cũng rất quan tâm tới công tác quản lý cho vay vốn. Các biện pháp công tác quản lý cho vay vốn mà Chi nhánh đã thực hiện là:

- Chi nhánh liên tục mở rộng các hoạt động cho vay, cho vay đúng đối tượng; chủ động áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt; thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, rà soát vốn vay nhằm bảo đảm nguồn vốn được các khách hàng sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó, Chi nhánh chỉ đạo các cán bộ tín dụng của Chi nhánh, cán bộ của các QTDND trực thuộc tiến hành góp ý và tư vấn cho khách hàng cá nhân cách lựa chọn, áp dụng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của từng hộ để họ tránh được những rủi ro, thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh; giúp họ sử dụng đồng vốn vay đạt hiệu quả cao nhất, từ đó hạn chế đến mức tối đa các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Vĩnh Phúc đã xác định phương hướng hoạt động là phải gần dân, sát dân để phát triển. Ðặc biệt, cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã không quản khó khăn đi vào những vùng sâu, vùng xa để thu hút thêm khách hàng vay vốn. Ðể tránh tình trạng nợ khó đòi, cán bộ tín dụng đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn khách hàng sản xuất, kinh doanh tốt, cho vay bằng hình thức thế chấp cầm cố tài sản, hoặc cho vay đồng tài trợ.

- Đối với khách hàng trong hệ thống là các QTDND, Chi nhánh thực hiện cho vay theo đúng quy trình, không làm tắt quy trình, thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, điều hòa vốn, hỗ trợ chi trả tiền gửi kịp thời, điều hòa vốn tín dụng, giúp các QTDND phát triển an toàn, bền vững.

- Quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ của Chi nhánh. Chi nhánh không chỉ quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn quan tâm đến công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ làm tốt, làm chưa tốt công tác quản lý cho vay [10].

1.2.1.2. Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Bắc Ninh được thành lập và đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 31 tháng 8 năm 2001. Đến năm 2013, Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Bắc Ninh chính thức đổi tên thành Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2013. Trụ sở của Chi nhánh tại Số 353, đường Trần Hưng Đạo - phường Đại Phúc - thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh. Việc chuyển đổi Quỹ tín dụng Trung ương sang mô hình hoạt động Ngân hàng Hợp tác trong bối cảnh sức cầu yếu, sản xuất gặp nhiều khó khăn là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh trong năm 2013. Tuy nhiên, biến khó khăn thành cơ hội, cũng chính từ việc chuyển đổi Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh đã có thêm các điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò “Ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân” thành viên trên địa bàn.

Năm 2013, kết quả dư nợ của Chi nhánh đạt 802,7 tỷ đồng, tăng 281,9 tỷ đồng, tương ứng với tăng 54,12% so với cuối năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay các QTDND là 217 tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngoài hệ thống là 585,7 tỷ đồng, chiếm 73% tổng dư nợ cho vay. Đến hết năm 2017, kết quả dư nợ của Chi nhánh đạt 1.463,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2014-2017 đạt trung bình là 16,2%.

Trong đó dư nợ cho vay các QTDND là 441,9 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngoài hệ thống: 1.021,5 tỷ đồng, chiếm 69,8% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay lớn và liên tục tăng trưởng qua các năm, để quản lý được công tác cho vay, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh đã thực hiện các biện pháp sau:

- Sắp xếp lại bộ máy quản lý, sắp xếp nhân sự trong Chi nhánh phù hợp với năng lực sở trường của từng người. Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh đã chủ động phát huy sáng kiến trong công tác, sắp xếp lao động phù hợp với năng lực sở trường, đúng quy định của Ngân hàng Hợp tác làm việc có hiệu quả. Đặc biệt Chi nhánh đã thực hiện việc tách phòng Kinh doanh thành 2 phòng độc lập là phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân và Phòng tín dụng thành viên. Theo đó, phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh xây dựng kế hoạch quản lý khách hàng vay ngoài hệ thống, đồng thời thực hiện tốt công việc tổng hợp và lập báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã đúng qui định. Phòng Tín dụng thành viên tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh xây dựng kế hoạch quản lý khách hàng vay trong hệ thống, làm đầu mối trong công tác điều hòa vốn, triển khai giải ngân vốn cho các QTDND, thực hiện việc tổng hợp và lập báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã.

- Với phương châm hoạt động lấy mục tiêu an toàn vốn là quan trọng, đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, cho vay doanh nghiệp và cá nhân trong hạn mức Ngân hàng Hợp tác xã cho phép, Chi nhánh đã rút kinh nghiệm đối với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng vay vốn, nâng cao chất lượng thẩm định, do đó chất lượng tín dụng được đảm bảo.

- Yêu cầu cán bộ nhân viên trong Chi nhánh thực hiện cho vay đúng theo quy trình đối với cả khách hàng trong hệ thống và khách hàng ngoài hệ thống. Lãnh đạo các phòng luôn giám sát chặt chẽ nhân viên do mình quản lý, kịp thời nhắc nhở những nhân viên thực hiện không đúng hoặc cố tình thực tắt quy trình.

- Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng được Lãnh đạo Chi nhánh xác định là một trong những nội dung trọng tâm của Chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện khách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và đảm bảo an toàn đối với hoạt động cho vay [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)