Lý luận về quản lý hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 25 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.3. Lý luận về quản lý hoạt động cho vay

1.1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động cho vay

- Khái niệm quản lý

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ

chức phối hợp sự nổ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú quan niệm về quản lý.

+ Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm này tương đồng với các khái niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển.

+ Theo tác giả Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan (2013) cho rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”.

+ Theo tác giả Trần Quốc Thành (2008): “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành vi và hành động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”.

Theo nghĩa chung nhất có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính chất phố biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung.

- Khái niệm quản lý hoạt động cho vay

Quản lý trong kinh doanh là sự tác động có tổ chức, có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý hoạt động cho vay được hiểu là hoạt động thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kiểm tra và giám sát việc vận dụng các chính sách, quy định của tổ chức tín dụng, pháp luật của nhà nước về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng tuân thủ các quy định, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động này.

1.1.3.2. Nội dung công tác quản lý hoạt động cho vay (1). Quản lý đối tượng cho vay và thời hạn cho vay

* Quản lý đối tượng cho vay: đối tượng cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã bao gồm đối tượng cho vay trong hệ thống và đối tượng cho vay ngoài hệ thống.

- Đối tượng cho vay trong hệ thống: là các QTDND thực hiện vay vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã với quan hệ điều hòa vốn, toàn bộ các khoản vay không có tài sản đảm bảo mà dựa trên các văn bản và quy trình cho vay trong hệ thống. Tuy nhiên, đối tượng cho vay trong hệ thống không phải là không phát sinh rủi ro, do đó các Ngân hàng Hợp tác xã vẫn cần phải thực hiện quản lý đối tượng cho vay trong hệ thống.

- Đối tượng cho vay ngoài hệ thống: bao gồm cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp.

+ Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng Hợp tác xã chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau. Việc quản lý cho vay khách hàng cá nhân được thực hiện ngay khi quy trình cho vay được thực hiện.

+ Cho vay khách hàng doanh nghiệp là loại cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, thông tin khách hàng có độ tin cậy cao hơn khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đối tượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng cũng khá đa dạng vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc quản lý cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp rất phức tạp do các doanh

nghiệp chịu rất nhiều tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài. Vì vậy, theo sát doanh nghiệp để có phương án xử lý kịp thời là phương châm của mỗi ngân hàng.

* Quản lý thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng có thể cung ứng vốn vay theo các thời hạn cho vay là ngắn hạn (có thời hạn từ 12 tháng trở xuống); trung hạn (có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm); dài hạn (có thời hạn trên 5 năm). Ngân hàng Hợp tác xã cần phải quản lý thời hạn vay để có kế hoạch huy động vốn vay hợp lý, có thể đáp ứng nhu cầu vay đa dạng của các đối tượng khác nhau.

(2). Quản lý theo quy trình cho vay

Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay hay quy trình cho vay được hiểu là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Mỗi ngân hàng tùy thuộc vào quy mô hoạt động, phương châm hoạt động, đối tượng khách hàng phục vụ, năng lực tài chính, cơ cấu tổ chức sẽ xây dựng cho mình một quy trình cho vay khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình cho vay thông thường thường trải qua các bước sau: tiếp xúc với khách hàng; hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thủ tục; thẩm định; phê duyệt khoản vay; quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân; giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Cũng như các ngân hàng khác, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã ban hành quy trình cho vay riêng phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Hợp tác xã. Quy trình cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã được chia thành 2 nhóm: Quy trình cho vay trong hệ thống và Quy trình cho vay ngoài hệ thống.

* Quy trình cho vay trong hệ thống

Việc cho vay các QTDTV mang đặc trưng của điều chuyển vốn nội bộ do vậy quy trình và hồ sơ đều rất đơn giản, cho vay dựa vào sự tín nhiệm và có sự bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước. Quy trình chung là QTDND lập kế hoạch nhu cầu vay gửi lên Chi nhánh để xem xét. Phòng Tín dụng thành viên xem xét các điều kiện vay, từ đó đề xuất hạn mức dư nợ cho từng QTDND trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Căn cứ vào đề nghị của Phòng nghiệp vụ và khả năng nguồn vốn của Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh xét duyệt kế hoạch hạn mức dư nợ cho từng QTDND. Quy trình cho vay trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện nay được đánh giá là thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Việc quản lý quy trình cho vay trong hệ thống cũng đơn giản hơn so với quản lý quy trình cho vay ngoài hệ thống bởi quy trình đơn giản, hoạt động của QTDND thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước giám sát và thanh kiểm tra nên nhìn chung việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

* Quy trình cho vay ngoài hệ thống - Quản lý lập hồ sơ đề nghị cấp cho vay

Lập hồ sơ cho vay là khâu căn bản đầu tiên của quy trình cho vay, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ cho vay tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ cho vay là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại hình vay, yêu cầu và quy mô cho vay, cán bộ cho vay hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Kết thúc khâu này, ngân hàng có trong tay hồ sơ hoàn chỉnh, phản ánh tương đối đầy đủ thông tin về khách hàng một cách chi tiết nhất. Việc quản lý nội dung này được thực hiện chặt chẽ, chi tiết và khoa học sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc trong suốt lịch sử khoản vay.

Bảng 1.1: Quy trình cho vay ngoài hệ thống được quy định chung trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Các giai đoạn

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của ngân hàng mỗi giai đoạn

Kết quả của mỗi giai đoạn

(1) (2) (3) (4)

Lập hồ sơ đề nghị cấp

cho vay

- Khách hàng đi vay cung cấp thông tin

- Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng

lập hồ sơ vay vốn

- Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau

Thẩm định

- Hồ sơ đề nghị vay của khách hàng - Các thông tin bổ sung

từ phía ngân hàng

- Tổ chức thẩm định trên hồ sơ - Tổ chức thẩm định

trên thực tế

- Báo cáo kết quả thẩm định cụ thể

bằng Tờ trình thẩm định

Quyết định cho vay

- Các thông tin tài liệu từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo

kế quả thẩm định - Các thông tin bổ

sung khác

- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa

vào kết quả phân tích và đánh giá chung.

- Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả

thẩm định - Tiến hành các thủ

tục pháp lý về mặt tài sản thế chấp

Giải ngân

- Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. - Các chứng từ làm cơ

sở giải ngân

- Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của

hợp đồng cho vay

- Chuyển tiền cho khách hàng.

Giám sát và thanh lý

hợp đồng cho vay

- Các thông tin từ nội bộ ngân hàng.

- Các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng

- Các thông tin từ thị trường, thông tin ngành

- Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính,

kiểm tra sử dụng vốn theo mục đích khi vay.

- Tái xét và xếp hạng cho vay.

- Thanh lý HĐ cho vay.

- Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý.

- Lập thủ tục để thanh lý hợp đồng

cho vay.

- Thẩm định

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Trong quá trình làm hồ sơ vay, sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ giấy tờ để nộp lên ngân hàng xem xét, thì quy trình thẩm định được tiến hành. Thông thường, đây là khoảng thời gian quan trọng nhất, ảnh hưởng quyết định đến kết quả khách hàng đó có được vay hay không.

Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng. Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Kết quả của khâu thẩm định là đưa ra một tờ trình cho vay với đầy đủ các nội dung phân tích về khách hàng; đồng thời chuyển sang cho bộ phận có thẩm quyền phê duyệt, quyết định cho khách hàng vay hay không.

- Quyết định và ký hợp đồng cho vay

Quyết định cho vay là quyết định đồng ý cho vay hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình cho vay vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng khoản vay. Ngân hàng thường quyết định cho khách hàng vay dựa trên 5 tiêu chí: khách hàng có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự đầy đủ; mục đích sử dụng vốn hợp pháp; khách hàng có nguồn trả nợ; khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi; khách hàng có tài sản đảm bảo theo qui định. Ngoài ra còn dựa trên các thông tin mà ngân hàng thu thập được để chứng tỏ rằng khách hàng tin cậy được, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Ngân hàng thường dùng phương pháp đánh giá xếp hạng khách hàng, khi khách hàng đáp ứng được

các yêu cầu thì sẽ được ngân hàng chấp nhận cho vay. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ cho vay sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng cho vay và làm tiếp các bước sau. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích rõ lý do cho khách hàng.

- Giải ngân vốn cho vay

Giải ngân vốn cho vay là việc tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền thông qua việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, bằng tiền mặt để thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay. Đây là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng cho vay đã được ký kết. Giải ngân là khâu góp phần phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn cho vay có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.

- Công tác kiểm tra, giám sát cho vay

Kiểm tra, giám sát cho vay là khâu đặc biệt quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, quản lý nguồn vốn sau cho vay, kiểm soát rủi ro cho vay, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Sau khi giải ngân, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn và thực hiện các bước xử lý để thu nợ. Ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra giám sát cho vay như giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ; giám sát khách hàng thông qua việc trả gốc, lãi định kỳ; kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)