Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 92 - 93)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Nếu thẩm định là khâu đầu tiên để quyết định cho vay thì bước kiểm tra giám sát lại có chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tồn tại, sai sót phát sinh trong quá trình cho khách hàng vay vốn cũng như giai đoạn khách hàng sử dụng vốn sau khi vay. Vì vậy, để hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho vay vốn thì Chi nhánh cần thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các khâu, các bước thuộc quy trình nghiệp vụ tín dụng.

- Cần quán triệt nguyên tắc của kiểm tra, giám sát là mọi khoản vay, mọi khách hàng đều phải được kiểm tra. Khách hàng vay, đối tượng vay tiềm ẩn rủi ro cao thì được kiểm tra, giám sát nhiều hơn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các khách hàng vay vốn đề đầu tư vào dự án trung và dài hạn. Khi một dự án trung và dài hạn được vay theo đúng mục đích, đúng số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay phải thực hiện là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng giá cả. Những trường hợp nào sử dụng sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi,

giám sát thường xuyên hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá chính xác diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó có biện pháp xử lý ngay.

- Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay tương ứng tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm giảm xuống, thoả thuận với khách hàng giảm mức dư nợ xuống đúng với quy định cho phép.

- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, chủ doanh nghiệp không tách bạch giữa ngân sách dùng cho sản xuất kinh doanh với ngân sách chi tiêu gia đình. Do đó cán bộ tín dụng phải khéo léo tìm hiểu xem chủ doanh nghiệp có biết cách điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý chi tiêu như thế nào. Kết quả kinh doanh có khả quan và có sử dụng vốn vay đúng mục đích không.

Các biện pháp nêu trên phải được cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật dưới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ cho vay. Nắm tình hình một cách chắc chắn với một ý thức trách nhiệm cao là chìa khoá tốt nhất giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiện kịp thời và xử lý những món vay có vấn đề. Hạn chế được rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)