Quản lý đối tượng và thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 54 - 63)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Quản lý đối tượng và thời hạn cho vay

3.2.1.1. Quản lý đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ gồm hai nhóm khách hàng chính là cho vay các QTDND (cho vay trong hệ thống) và cho vay khách hàng là các tổ chức và cá nhân (cho vay ngoài hệ thống).

Bảng 3.3: Tổng hợp tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 ± % ± % Tổng dư nợ cho vay 759.255 842.699 789.150 83.444 11,0 -53.549 -6,4

- Cho vay trong

hệ thống 455.414 565.833 481.460 110.419 24,2 -84.373 -14,9 - Cho vay ngoài

hệ thống 303.841 276.866 307.690 -26.975 -8,9 30.824 11,1

a). Quản lý cho vay trong hệ thống

Việc cho vay các QTDND dựa trên nhu cầu đăng ký vay vốn của các QTDND để chi trả (đột xuất) hoặc tăng trưởng tín dụng theo từng quý. Qua đó Chi nhánh xem xét tình hình hoạt động của từng đơn vị và khả năng nguồn vốn của Chi nhánh để quyết định hoặc sẽ đề ra hạn mức tín dụng cho từng đơn vị, trên cơ sở đó sẽ cấp tín dụng cho các QTDND, do vậy nghiệp vụ cho vay trong hệ thống rất đơn giản và mang nhiều đặc trưng của việc điều chuyển vốn nội bộ. Năm 2015, cho vay trong hệ thống đạt 455.414 triệu đồng. Năm 2016, cho vay trong hệ thống đạt 565.833 triệu đồng, tăng 110.419 triệu đồng, ứng với tăng 24,2% so với năm 2015. Năm 2017, cho vay trong hệ thống đạt 481.460 triệu đồng, giảm 84.373 triệu đồng, ứng với giảm 14,9% so với năm 2016.

Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ (Tr.đ) Cơ cấu (%) Dư nợ (Tr.đ) Cơ cấu (%) Dư nợ (Tr.đ) Cơ cấu (%)

Tổng dư nợ cho vay 759.255 100 842.699 100 789.150 100

- Cho vay trong

hệ thống 455.414 60,0 565.833 67,1 481.460 61,0 - Cho vay ngoài

hệ thống 303.841 40,0 276.866 32,9 307.690 39,0

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)

Dư nợ cho vay trong hệ thống những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao với tỷ lệ trung bình đạt 62,8% trên tổng dư nợ. Nhìn vào bảng số liệu 3.4 cho thấy tỷ trọng vốn cho vay trong hệ thống luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Như vậy Chi nhánh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ điều hoà vốn cho các QTDND và có sự điều hành nguồn vốn một cách khá linh hoạt. Mặc dù Chi nhánh đã

cân bằng tốt tỷ trọng cho vay vốn trong hệ thống và ngoài hệ thống, song bài toán đặt ra là: nếu chỉ tập trung vào cho vay trong hệ thống thì thu nhập của Chi nhánh sẽ bị giảm sút, bởi vì lãi suất cho vay trong hệ thống thường thấp hơn cho vay ngoài hệ thống. Mặt khác, dư nợ cho vay đối với các QTDND thường mang tính chất thời vụ: đầu năm âm lịch (sau vụ thu hoạch lúa) các QTDND trả nợ ồ ạt làm cho việc cân đối vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn và khó thực hiện được kế hoạch lợi nhuận của mình, lượng tiền tồn quỹ tăng, chi phí về ngân quỹ tăng cao. Do vậy dễ dẫn đến việc tăng trưởng nóng đối với cho vay ngoài hệ thống để tránh lãng phí vốn, đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm. Việc tăng dư nợ ngoài hệ thống trong thời gian ngắn cũng chưa hẳn là tốt, dễ dẫn đến nợ xấu sau này. Ngược lại có những thời điểm (thường là cuối năm âm lịch) nhu cầu vay của các QTDND tăng lên đột biến làm cho Chi nhánh phải hạn chế cho vay ngoài hệ thống, dành nguồn vốn để cho vay điều hòa các QTDND, và như vậy sẽ khó thu hút hoặc giữ được những khách hàng tốt cho nên sẽ hạn chế đến việc mở rộng thị phần và tăng trưởng cho vay.

Theo đề án thành lập QTDND ban hành theo Quyết định 390/QĐ- TTg ngày 27/7/1993 của Chính phủ thì các QTDND hoạt động dựa theo nguyên tắc huy động vốn tại chỗ để cho vay. Ngân hàng Hợp tác xã chỉ hỗ trợ một phần vốn khi bị thiếu hụt tạm thời hoặc cho vay các dự án của các tổ chức và cá nhân tài trợ cho hệ thống QTDND. Do đó với cơ cấu dư nợ của Chi nhánh hiện nay là chưa thực sự hiệu quả. Chi nhánh chỉ nên duy trì một tỷ lệ cho vay ở mức (=< 55% cho vay các QTDND và >= 45% cho vay khách hàng ngoài hệ thống). Có như vậy sẽ giúp Chi nhánh vừa đảm bảo thực hiện vai trò chính trị, là ngân hàng của các QTDND, vừa giữ được thị phần cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng ổn định. Từ đó, công tác quản lý cho vay mới đạt hiệu quả đối với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Công tác quản lý cho vay trong hệ thống được thực hiện trực tiếp từ Phòng Tín dụng thành viên dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh. Qua đó, các khoản vay được quản lý theo từng nguồn vốn, có hệ thống phần mềm theo dõi và các báo các hỗ trợ công tác quản lý. Ngoài ra, việc quản lý đối tượng này còn được thực hiện trực tiếp tại các QTDND thông qua quá trình kiểm tra vốn vay để đảm bảo nguồn vốn giải ngân được sử dụng đúng mục đích và hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh.

b). Quản lý cho vay ngoài hệ thống

Để hoạt động của Chi nhánh được tăng trưởng và ổn định thì việc huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay khách hàng ngoài hệ thống là điều hết sức cần thiết. Qua bảng số liệu 3.3 ở trên cho thấy, năm 2015, cho vay ngoài hệ thống đạt 303.841 triệu đồng. Năm 2016, cho vay ngoài hệ thống đạt 276.866 triệu đồng, giảm 26.975 triệu đồng, ứng với giảm 8,9% so với năm 2015. Năm 2017, cho vay ngoài hệ thống đạt 307.690 triệu đồng, tăng 30.824 triệu đồng, ứng với tăng 11,1% so với năm 2016. Nhìn chung cho vay ngoài hệ thống không có sự ổn định trong giai đoạn 2015-2017.

Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy, tỷ trọng vốn cho vay ngoài hệ thống luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn cho vay trong hệ thống. Trong giai đoạn 2015- 2017, cho vay ngoài hệ thống chiếm tỷ lệ trung bình 37,2% trên tổng dư nợ. Điều này cũng dễ hiểu bởi Chi nhánh phải ưu tiên nhiệm vụ điều hoà vốn cho các QTDND. Thực tế từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh luôn duy trì một tỷ lệ cho vay ngoài hệ thống khoảng từ 35-40% trên tổng dư nợ. Công tác quản lý cho vay ngoài hệ thống được thực hiện trực tiếp từ Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh. Công tác quản lý cho vay ngoài hệ thống được chia thành các nội dung nhỏ sau đây:

- Quản lý dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo đối tượng khách hàng

Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo đối tượng khách hàng bao gồm cho vay hộ gia đình, doanh nghiệp và cho vay các đối tượng khác (cho vay

CBNV tín chấp lương và khách hàng cầm cố số dư tiền gửi). Dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất. Đứng thứ hai là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp và cuối cùng là dư nợ cho vay với các đối tượng khác. Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017 được thể hiện chi tiết ở bảng số liệu 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay ngoài hệ thống 303.841 100 276.866 100 307.690 100 - Hộ gia đình 190.194 62,6 172.414 62,3 197.429 64,2 - Doanh nghiệp 80.865 26,6 72.844 26,3 56.005 18,2 - Đối tượng khác 32.782 10,8 31.608 11,4 54.256 17,6

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)

Qua số liệu bảng trên ta thấy, dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ trung bình trong giai đoạn 2015-2017 chiếm 63%. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình đã tăng từ 62,6% năm 2015 lên 64,2% năm 2017. Dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn thứ hai với tỷ lệ trung bình trong giai đoạn 2015-2017 chiếm 23,7%. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm, từ 26,6% năm 2015 xuống còn 26,3 năm 2016 và 18,2% năm 2017. Nguyên nhân là do Chi nhánh thu hồi vốn đối với một số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động để đảm bảo an toàn vốn.

Dư nợ cho vay các đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỷ lệ trung bình trong giai đoạn 2015-2017 chiếm 13,3%. Tỷ trọng dư nợ cho vay các đối tượng khác chiếm có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 10,8% năm 2015 lên 11,4 năm 2016 và 17,6% năm 2017. Đối với dư nợ cho vay các đối tượng

khác tuy có tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần cả về số tiền và tỷ trọng. Trong những năm qua, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế trong nước phục hồi chậm, do vậy các hộ gia đình và doanh nghiệp hầu như không có nhu cầu cao về vốn vay.

Công tác quản lý đối với từng nhóm khách hàng thuộc các đối tượng nêu trên được thực hiện thường xuyên, liên tục theo đúng quy trình hiện hành. Dựa vào đặc thù của từng đối tượng để có phương án xử lý tối ưu nhất. Việc chuyển dịch từ cho vay đối với các doanh nghiệp sang cho vay tín chấp lương cũng là một trong các hình thức quản lý nguồn vốn an toàn, tránh đầu tư vào các đối tượng đã có rủi ro hoặc tiền ẩn rủi ro.

- Quản lý dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo ngành kinh tế

Hiện nay Chi nhánh đang quản lý 3.528 hồ sơ vay vốn ngoài hệ thống với tổng dư nợ 307.690 triệu đồng (tính đến ngày 31/12/2017). Số dư nợ này được phân thành các ngành kinh tế theo bảng số liệu 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo ngành kinh tế giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay

ngoài hệ thống 303.841 100 276.866 100 307.690 100

- Nông, lâm nghiệp 25.488 8,4 31.142 11,2 32.471 10,6

- Công nghiệp chế biến 30.806 10,1 24.367 8,8 28.054 9,2

- Khách sạn, nhà hàng 35.789 11,8 30.521 11,2 32.958 10,7

- Vận tải, kho bãi,

thông tin liên lạc 79.339 26,1 81.512 29,4 85.765 27,8

- Phục vụ cá nhân và

cộng đồng 44.785 14,7 44.056 15,9 48.054 15,6

- Thương nghiệp, sửa

chữa 27.461 9,1 23.413 8,4 27.035 8,8

- Hoạt động dịch vụ

tại hộ gia đình 60.173 19,8 41,855 15,1 53,353 17,3

Nhìn vào bảng số liệu 3.6 cho thấy, dư nợ cho vay đối với hoạt động vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng trung bình chiếm 27,8%. Khách hàng vay vốn lĩnh vực này hầu hết là đầu tư mua sắm phương tiện vận tải thuỷ nội địa (tàu thuỷ). Đứng thứ hai là cho vay đối với hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình với tỷ trọng trung bình chiếm 17,4%. Đứng thứ ba là cho vay đối với hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng với tỷ trọng trung bình chiếm 15,4%. Các ngành còn lại chiếm trung bình là 39,4% tổng dư nợ ngoài hệ thống.

Qua phân tích ở trên cho thấy, Chi nhánh rất quan tâm đến đối tượng vay vốn là các hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH loại nhỏ. Đây là các khách hàng có nhiều điểm phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh: yêu cầu số vốn vay nhỏ thường từ 100-500 triệu đồng, tỷ trọng vốn vay/tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh thấp, thường chiếm khoảng 20-50% do vậy khả năng trả nợ tương đối tốt. Thủ tục cho vay đơn giản, dễ thẩm định, địa điểm kinh doanh thường là tại gia đình, mô hình kinh doanh nhỏ dễ quan sát và kết quả đánh giá về khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài sản thế chấp đảm bảo tương đối tốt. Tuy nhiên các khách hàng này cũng có những khó khăn nhất định trong việc thẩm định để cho vay: sổ sách kế toán không đầy đủ, số liệu ít tin cậy, nguồn hàng nhập không rõ ràng và không ổn định, thị trường tiêu thụ hẹp dễ bị biến động, khó thẩm định thông tin về quan hệ cho vay với các đối tác khác, trình độ quản lý kinh tế còn yếu. Từ việc phân tích dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo ngành kinh tế, trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng, tác động từ thị trường để quản lý chặt chẽ hơn, điều chỉnh dư nợ từ các ngành kinh tế kém phát triển sang dư nợ đối với các ngành kinh tế tiềm năng là chiến lược phát triển chung của Chi nhánh.

- Quản lý dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo tài sản đảm bảo

Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo tài sản đảm bảo bao gồm các khoản dư nợ có tài sản đảm bảo và các khoản dư nợ không có tài sản đảm bảo. Quản lý dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo tài sản đảm bảo của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được thể hiện ở bảng số liệu 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay ngoài hệ thống 303.841 100 276.866 100 307.690 100 - Dư nợ có tài sản đảm bảo 265.691 87,5 236.707 85,5 248.240 80,6 - Dư nợ không có tài sản đảm bảo 38.150 12,5 40.159 14,5 59.450 19,4

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)

Bảng số liệu 3.7 trên cho thấy, Chi nhánh chủ yếu cho vay có tài sản bảo đảm. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay ngoài hệ thống là 303.841 triệu đồng thì dư nợ có tài sản đảm bảo là 265.691 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,5%; dư nợ có tài sản đảm bảo là 38.150 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,5%. Năm 2016, tổng dư nợ cho vay ngoài hệ thống là 276.866 triệu đồng thì dư nợ có tài sản đảm bảo là 236.707 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85,5%; dư nợ có tài sản đảm bảo là 40.159 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,5%. Năm 2017, tổng dư nợ cho vay ngoài hệ thống là 307.690 triệu đồng thì dư nợ có tài sản đảm bảo là 248.240 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,6%; dư nợ có tài sản đảm bảo là 59.450 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,5%. Tính chung trong giai đoạn 2015-2017, cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng trung bình là 84,5%; cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng trung bình là 15,5%. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cho vay không có tài sản bảo đảm đang có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 12,5% năm 2015 lên 19,4% năm 2017.

Công tác quản lý đối với các khoản dư nợ có tài sản đảm bảo và các khoản dư nợ không có tài sản đảm bảo chủ yếu dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước, của ngành và của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Đối

với loại vay có tài sản đảm bảo thì tài sản là nguồn thu cuối cùng nếu khoản vay khách hàng gặp phải rủi ro tài chính không có khả năng trả nợ. Các tài sản liên quan đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì việc xử lý tài sản có thể bằng hình thức đấu giá qua Trung tâm đấu giá, xử lý bằng cách khởi kiện qua cơ quan Tòa án, Thi hành án. Do vậy, việc quản lý các khoản vay này luôn luôn phải được thực hiện rõ ràng, đúng quy định pháp luật.

3.2.1.2. Quản lý thời hạn cho vay

Việc quản lý thời hạn cho vay mang tính chất quyết định trong kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh phú thọ (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)