5. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay
3.2.2.1. Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay trong hệ thống
Quy trình cho vay trong hệ thống đang được áp dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trải qua các bước như sau:
- Căn cứ vào tình hình hoạt động và nhu cầu vốn của cơ sở, cuối quý các QTDND lập kế hoạch nhu cầu vay vốn quý sau gửi lên Chi nhánh để xem xét. Hàng tháng, phòng Tín dụng thành viên căn cứ vào báo cáo cân đối kế toán của cơ sở nộp lên, xem xét, đối chiếu các thông tin được cung cấp, xem xét hoạt động của QTDND thông qua kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, dựa vào kết quả kiểm tra trực tiếp tại đơn vị, tiến hành phân tích, đánh giá, xếp loại về chất lượng hoạt động của từng đơn vị. Căn cứ vào kết quả xếp loại và kế hoạch xin vay của cơ sở, từ đó đề xuất hạn mức dư nợ cho từng QTDND trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
- Căn cứ vào đề nghị của phòng Tín dụng thành viên và khả năng nguồn vốn của Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh xét duyệt kế hoạch hạn mức dư nợ cho từng QTDND. Sau khi đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt kế hoạch hạn mức cho các cơ sở, Phòng Tín dụng thành viên thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết để chủ động về nguồn vốn trong hoạt động của mình.
- Các QTDND căn cứ vào thông báo kế hoạch hạn mức cho vay của Chi nhánh, khi có nhu cầu vay vốn đăng ký với Chi nhánh qua phòng Tín dụng thành viên để Chi nhánh thu xếp vốn, thời gian đăng ký trước ít nhất là một ngày đối với vay thông thường, trường hợp đặc biệt (mất khả năng thanh khoản) Chi nhánh sẽ ưu tiên giải quyết ngay trong ngày hoặc cử cán bộ Chi nhánh xuống cùng cơ sở tháo gỡ hoặc báo cáo Ngân hàng Nhà nước giải quyết.
- Mỗi lần cơ sở vay vốn đều phải lập hợp đồng cho vay cụ thể. Hồ sơ cho vay QTDND được lập theo mẫu quy định của thống nhất của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Thời gian cho vay, lãi suất cho vay và các điều kiện vay vốn sẽ được hai bên thoả thuận phù hợp với tình hình chung và Quyết định của Giám đốc theo từng thời kỳ. Trường hợp có nhu cầu vay vượt kế hoạch dư nợ đã được phê duyệt, QTDND làm giấy đề nghị tăng hạn mức. Chi nhánh sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động của QTDND và khả năng nguồn vốn của mình để xem xét quyết định.
Việc quản lý, giám sát sau cho vay trong hệ thống thường dễ dàng hơn vì hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán của cơ sở rất chặt chẽ và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, các chuẩn mực kế toán thống kê, số liệu minh bạch. Việc thu nợ cho vay trong hệ thống cũng rất linh hoạt, nộp tiền trực tiếp tại Chi nhánh hoặc chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Với quy trình cho vay như trên có ưu điểm là: thủ tục đơn giản, nhanh gọn, công tác quản lý dễ dàng, có sự thống nhất, tập trung. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn bất cập cần được tháo gỡ:
+ Quản lý về kế hoạch dư nợ: kế hoạch dư nợ cho vay đối với QTDND chỉ manh tính định hướng, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm nên dễ bị huỷ ngang mà không bên nào phải chịu một trách nhiệm gì. Số liệu giữa kế hoạch và thực hiện có sự chênh lệch khá lớn, do vậy tính chủ động của hai bên đều chưa cao.
+ Mỗi lần vay đều phải lập Hợp đồng cho vay cụ thể nên chưa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả hai bên.
3.2.2.2. Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay ngoài hệ thống
Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng quy trình cho vay ngoài hệ thống gồm 8 bước, bao gồm:
Bước 1: Quản lý quá trình tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ
Nhân viên tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm bắt các thông tin về tư cách pháp nhân của khách hàng, tư cách pháp lý của tổ chức, các thông tin về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, các thuận lợi, khó khăn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay; Nội dung dự án, phương án kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án, phương án và khả năng hoàn trả nợ vay, nhu cầu vay vốn (số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay). Dự kiến phương án bảo đảm cho vay, đồng thời thông báo cho khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm vay như: lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các dịch vụ của ngân hàng, thông tin công khai về ngân hàng. Công tác quản lý cho vay được thực hiện ngay khi tiếp xúc với khách hàng giúp cho cán bộ có cái nhìn sơ lược về khách hàng để định hướng quản lý tức thời.
Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay ngoài hệ thống đang áp dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ) Bước 2: Quản lý khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Do Chi nhánh có đội ngũ nhân viên tín dụng năng động, nhiệt tình, hệ thống yêu cầu được cụ thể hoá thành mẫu biểu theo từng đối tượng khách hàng nên đã đơn giản hóa những thủ tục hồ sơ và nâng cao hiệu quả thu thập thông tin từ khách hàng. Do vậy, cán bộ tín dụng rất dễ kiểm soát và giao
B1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ
B2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
B8: Tất toán hợp đồng cho vay B3a: NVTD1 thẩm định khách hàng, trừ TSĐB B3b: NVTD2 thẩm định, định giá TSĐB, lập BCĐG B4: Tập hợp hồ sơ trình hội đồng cho vay xét duyệt
B5: Hoàn thiện hồ sơ cho vay
B6: Thực hiện quyết định cấp cho vay
nhận hồ sơ. Các khách hàng sau khi tiếp xúc nếu có thể cho vay thì nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ và đối chiếu với các quy định hiện hành; Trường hợp đủ điều kiện sẽ triển khai các công việc tiếp theo.
Bước 3: Quản lý công tác thẩm định khách hàng và TSĐB tiền vay * Quản lý công tác thẩm định khách hàng
Để quyết định cho vay được chính xác, vốn vay được thu hồi đầy đủ gốc và lãi thì khâu thẩm định là việc làm rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng đó nên Chi nhánh thường xuyên quán triệt tới nhân viên tín dụng phải thực hiện thẩm định một cách toàn diện, khách quan, trung thực và phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng và khoản vay để từ đó có cơ sở đưa ra những ý kiến đề xuất với cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua quá trình thẩm định toàn diện về khách hàng các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định cho vay, chất lượng cho vay, công tác quản lý khoản vay lại nằm chính từ khách hàng vay vốn là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể. Qua công tác thẩm định thực tế do cán bộ của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ thực hiện cho thấy:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp
+ Năng lực lập các phương án kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có tốt hơn các hộ kinh doanh cá thể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Các hộ kinh doanh cá thể do đặc thù kinh doanh mang tính nghề gia truyền, nên kế hoạch kinh doanh chỉ mang tính khái quát, chung chung không thể đưa ra số liệu cụ thể về doanh thu, lợi nhuận hay thời gian thu hồi vốn, phương án kinh doanh chưa chi tiết. Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc luân chuyển vốn chưa khoa học, nhiều khách hàng sử dụng vốn một cách tuỳ tiện, không tính kỹ chu kỳ trả nợ. Bên cạnh đó, tài chính không tách bạch giữa gia đình và doanh nghiệp, các thông tin về khách hàng khó chính xác, dữ liệu, sổ sách không đầy đủ, số liệu thiếu chính xác, khó xác định nhu cầu vốn cần vay, kết quả kinh doanh và nguồn trả nợ.
+ Về quan hệ cho vay: khách hàng có rất nhiều mối quan hệ cho vay phi chính thức, do vậy rất khó nắm bắt nếu chỉ tra cứu thông tin từ Trung tâm thông tin cho vay của Ngân hàng Nhà nước (CIC).
+ Về phía doanh nghiệp nhỏ: đại đa số doanh nghiệp hiện nay sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính với ba loại số liệu khách nhau: một là Báo cáo tài chính thực (dùng để báo cáo cổ đông, thành viên góp vốn); hai là Báo cáo tài chính đã được giảm bớt doanh thu để nộp cho cơ quan thuế nhằm trốn thuế; ba là Báo cáo tài chính đã được chỉnh sửa số liệu theo hướng kết quả kinh doanh tốt đẹp để vay ngân hàng. Ngoài ra hệ thống Báo cáo tài chính không theo mẫu quy chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể:
Bảng 3.9: Tình hình kiểm tra Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số DN Tỷ trọng (%) Số DN Tỷ trọng (%) Số DN Tỷ trọng (%) Số lượng DN nộp hồ sơ vay vốn 128 100 145 100 160 100 - Số DN có BCTC chuẩn 65 50,8 85 58,6 95 59,4 - Số DN có BCTC phải chỉnh sửa 63 49,2 60 41,4 65 40,6
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)
Qua bảng báo cáo cấp cho vay của Phòng Tín dụng doanh nghiệp và Cá nhân của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ cho thấy, số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh có hệ thống báo cáo tài chính đủ tiêu chuẩn còn chiếm tỷ thấp. Năm 2015, số doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh có hệ thống báo cáo tài chính đủ tiêu chuẩn là 50,8%. Tỷ lệ này ở năm 2016 và 2017 lần lượt là 58,6% và 59,4%. Với
việc hệ thống báo cáo tài chính không chuẩn dẫn đến việc phân tích, thẩm định về năng lực tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định và xét duyệt cho vay.
- Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể
Kinh nghiệm, năng lực, trình độ trong việc lập báo cáo, sử dụng các công cụ hiện đại để lập báo cáo tài chính còn thấp, chủ yếu dưới dạng ghi chép theo sổ sách hàng ngày, vì vậy mà thời gian thu thập hồ sơ thường lâu hơn, khó khăn hơn, thông tin ít chính xác. Chính vì vậy, trong quá trình thẩm định khách hàng là hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn hơn đối với khác hàng là doanh nghiệp có hệ thống sổ sách đầy đủ.
Với việc thẩm định và phân tích vị thế, tình hình tài chính của khách hàng như trên, cán bộ tín dụng có thể đưa ra phương án khái quát trong quá trình quản lý khoản vay để khoản vay đạt chất lượng tốt nhất; đồng thời có những lưu tâm đối với nhóm khách hàng chưa thực sự an toàn để có những phương án quản lý thích hợp, phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro và có phương án xử lý kịp thời.
* Quản lý công tác thẩm định tài sản đảm bảo
Hiện tại công tác thẩm định tài sản đảm bảo của Chi nhánh chưa thực hiện độc lập, nhân viên thẩm định tài sản đảm bảo vẫn là nhân viên của phòng Tín dụng Doanh nghiệp và Cá nhân (NVTĐ2). Ưu điểm là đáp ứng tốt tính kịp thời về nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm bớt chi phí cho Chi nhánh và cho khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm là thẩm định tài sản đảm bảo còn mang tính chủ quan, tính khách quan trong thẩm định tài sản đảm bảo chưa cao. Hiện nay, thời gian quy định hoàn thành thẩm định tài sản đảm bảo được quy định rõ ràng đối với từng loại tài sản, quy định chi tiết được thể hiện ở bảng số liệu 3.10 dưới đây:
Bảng 3.10: Quy định về thời gian thẩm định tài sản đảm bảo đang được áp dụng tại Chi nhánh
TT Loại tài sản và khoảng cách tài sản đảm bảo
Thời gian quy định hoàn thành
1 Bất động sản
- Cách xa nơi làm việc của Chi nhánh dưới 30km 2 ngày - Cách xa nơi làm việc của Chi nhánh trên 30km 3 ngày 2 Động sản
- Ô tô 1 ngày
- Hàng hóa, động sản khác 2 ngày
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)
Với quy định ở trên, đối với các tài sản đảm bảo là bất động sản ở cách xa nơi làm việc của Chi nhánh dưới 30km và các tài sản đảm bảo là động sản thì Chi nhánh luôn đảm bảo thời gian thẩm định tài sản theo quy định. Tuy nhiên, đối với những tài sản đảm bảo là bất động sản ở cách xa nơi làm việc của Chi nhánh trên 30km, thậm chí có những trường hợp ở cách xa 300 km - 350 km thì thời gian thẩm định tài sản thường kéo dài hơn so với thời gian theo quy định. Nguyên nhân là quãng đường di chuyển mất nhiều thời gian, tài sản đảm bảo ở xa nên mất nhiều thời gian thu thập thông tin, xác minh, định giá tài sản.
Công tác quản lý cho vay tại khâu thẩm định tài sản được thực hiện song song với việc thẩm định. Dựa trên các văn bản pháp lý về quyền sở hữu và sử dụng tài sản, qua xác minh và định giá thực tế về giá trị tài sản. Cán bộ nghiệp vụ đánh giá sát thực về tài sản đặc biệt là giá trị giảm sút (nếu có) trong quá trình vay vốn. Từ đó, đưa ra những nhận định về phương án xử lý tài sản đảm bảo nếu khách hàng gặp rủi ro về tài chính.
Bước 4: Quản lý công tác tập hợp hồ sơ, ra quyết định cho vay
Sau quá trình thẩm định, cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định khách hàng sẽ tập hợp hồ sơ đối với những khách hàng đã được thẩm định để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định đồng ý cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả quyết định cho vay sau quá trình thẩm định khách hàng tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ được thể hiển ở bảng số liệu 3.11 dưới đây:
Bảng 3.11: Kết quả quyết định cho vay vốn sau thẩm định khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Khách hàng vay vốn được thẩm định 780 100 852 100 973 100 - Khách hàng bị từ
chối cho vay 108 13,8 145 17,0 173 17,8 - Khách hàng được
đồng ý cho vay 672 86,2 707 83,0 800 82,2
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)
Qua số liệu 3.11 cho thấy, tỷ trọng khách hàng bị từ chối sau khi xét duyệt cho vay có chiều hướng tăng dần qua các năm, từ 13,8% năm 2015 lên 17% năm 2016 và 17,8% năm 2017. Số khách hàng được đồng ý cho vay sau khi xét duyệt cho vay có chiều hướng giảm dần qua các năm, từ 86,2% năm 2015 xuống còn 83% năm 2016 và 82,2% năm 2017. Điều này chứng tỏ việc thẩm định cho vay của nhân viên tín dụng và công tác quản lý khoản vay trước khi quyết định cấp tín dụng đã có bước tiến bộ, có sự sàng lọc hơn, đây là việc làm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay của Chi nhánh. Trong giai đoạn 2015 - 2017, Chi nhánh đã thẩm định cho 2.605 khách hàng.
Các nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng bị từ chối cho vay vốn là do mục đích vay vốn không hợp lệ, tài chính không lành mạnh, tài sản đảm bảo không hợp lệ và một số lý do khác. Kết quả tổng hợp nguyên nhân bị từ chối cho vay được thể hiện ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1: Nguyên nhân khách hàng bị từ chối cho vay vốn giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ)
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy, nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng bị từ chối cho vay vốn có tỷ lệ lớn nhất là do mục đích vay không hợp lệ (67,8%).