5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động vào tháng 3 năm 2008 và chính thức ra mắt ngày 1 tháng 5 năm 2008 với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 của LienVietPostBank đã cho thấy tốc độc tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của Ngân hàng với vốn điều lệ tín đến cuối năm 2016 là 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 130.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng hơn 78.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.067.000 tỷ đồng. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank tự hào là ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, với hệ thống gồm hơn 130 Chi nhánh và Phòng Giao dịch khắp 63 tỉnh thành, hơn 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác trên 10.000 điểm giao dịch thông qua các bưu cục và điểm văn hóa xã có mặt tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm dịch
vụ ngân hàng tới mọi người dân Việt Nam..
Để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn huy động để góp phần giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, LienVietPostBank đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý huy động vốn cụ thể:
+ Về mặt lập kế hoạch huy động vốn: Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối ưu cho khách hàng dễ dàng làm thủ tục gửi tiền. Ban Giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch huy động vốn để giao chỉ tiêu cụ thể đến từng chi nhánh tỉnh,thành phố để phù hợp với từng địa bàn huy động.
+ Trong công tác triển khai kế hoạch huy động vốn: Trong những năm gần đây, toàn hệ thống LienVietPostBank phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí cao, sự linh hoạt, sáng suốt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, LienVietPostBank đã cơ bản hoàn thành thắng lợi các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong các năm.
Ngân hàng đã áp dụng tốt các biện pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế ở địa phương trong việc huy động vốn theo quy định. Mặc dù lãi suất huy động có nhiều thay đổi song công tác huy động vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo ổn định, không vượt quá hạn mức kế hoạch đề ra. Để duy trì hoạt động có hiệu quả, bền vững, LienVietPostBank thường xuyên coi trọng công tác huy động vốn từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn.
+ Về công tác kiểm soát huy động vốn: Tuy LienVietPostBank làm rất tốt về công tác lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch huy động vốn hàng năm. Nhưng công tác kiểm soát huy động vốn lại chưa thực sự tốt thể hiện qua: Ban lãnh đạo đã chưa điều chỉnh được kế hoạch phù hợp cho mỗi giai đoạn
làm cho có lúc không sử dụng hết nguồn vốn huy động nhưng có lúc lại thiếu nguồn.
+ Về công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Báo cáo tổng kết hàng năm của LienVietPostBank cũng đã tổng kết lại công tác huy động vốn xem đã thực hiện tốt kế hoạch được giao hay chưa từ đó cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nguồn vốn của Chi nhánh.
1.2.2.Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 1993. Đến nay, Ngân hàng đã tạo lập được một hệ thống tương đối rộng lớn với hơn 110 điểm giao dịch gồm trụ sở chính tại Hà Nội, 17 Chi nhánh, hơn 90 Phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt 46.851 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 39,169 tỷ đồng (Nguồn: Báo hoạt động kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội).
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, công tác huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Trụ sở chính đưa ra các hình thức huy động, cân đối nguồn vốn và có các chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động hài hòa toàn hệ thống. Với mô hình quản lý này, có những thời điểm gây bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong việc tăng trưởng nguồn vốn, do không có tính chủ động trong việc thực hiện chính sách lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Một thực tế là hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thừa vốn nhưng có thể riêng lẻ từng Chi nhánh lại thiếu vốn, cụ thể Chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho tổng dư nợ của Chi nhánh, mà Chi nhánh còn phải vay vốn của Hội sở thông qua việc mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2016, số dư nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Cần Thơ đạt 2.102 tỷ đồng, Dư nợ của Chi nhánh đạt gần 2.900 tỷ đồng. Mức chênh lệch này Chi nhánh Cần Thơ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung ứng thông qua mua bán vốn nội bộ trong
hệ thống.