Thực trạng lập kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Thực trạng lập kế hoạch huy động vốn

Quy trình lập kế hoạch huy động vốn tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên như sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch nguồn vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên)

Giai đoạn 2014-2016, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện công tác lập kế hoạch nguồn vốn theo đúng quy trình lập kế hoạch chung, bao gồm:

Bước 1: Nghiên cứu - dự báo và thiết lập các tiền đề

Sau khi nghiên cứu và dự báo về thị trường mục tiêu, về các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và cả bên trong ngân hàng, các ngân hàng đã xác định được căn cứ để xây dựng kế hoạch nguồn vốn: Kế hoạch nguồn vốn được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên địa bàn.

Kết quả: Xác định được các căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn

Kết quả: Xác định được các mục tiêu cần đạt được

Xác định được chỉ tiêu tổng nguồn vốn cuối kỳ KH

Xây dựng được KH, bảo vệ KH

Phê duyệt KH và thông báo các chỉ tiêu

Nghiên cứu – dự báo và thiết lập các tiền đề

Thiết lập các mục tiêu

Xây dựng các phương án

Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu

Ra quyết định và thể chế hóa quyết định

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu:

Sau khi xác định được căn cứ để xây dựng kế hoạch nguồn vốn, các ngân hàng cũng xác định được các mục tiêu chính của kế hoạch nguồn vốn:

-Tăng nguồn vốn huy động từ dân cư, giảm tối đa nguồn tiền gửi huy động, và tiền vay từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác.

-Tăng thị phần của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong địa bàn hoạt động.

-Thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng cũ.

-Và một số mục tiêu khác như tăng uy tín của ngân hàng, phát triển thương hiệu của ngân hàng …

Bước 3: Xây dựng các phương án, và các kế hoạch

Cách lập kế hoạch nguồn vốn:

Nguồn vốn trong kỳ kế hoạch phải đảm bảo cả phần sử dụng vốn để tăng trưởng dư nợ, lập quỹ an toàn chi trả và phần thừa, thiếu vốn kế hoạch:

Tổng NV cuối kỳ KH = Tổng DN cuối kỳ KH + Quỹ an toàn chi trả + Thừa vốn KH

Hoặc:

Tổng NV cuối kỳ KH = Tổng DN cuối kỳ KH + Quỹ an toàn chi trả - Thiếu vốn KH

Trong đó:

Quỹ an toàn chi trả = Tổng NVHĐ tại DP DTBB x Tỷ lệ DTBB + Tổng VHĐ đi vay tại ĐP x Tỷ lệ dự trữ thanh toán

Bước 4: Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu.

Sau bước 3, sẽ xác định được chỉ tiêu tổng nguồn vốn cuối kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào Tổng dư nợ cuối kỳ, Quỹ an toàn chi trả và chỉ tiêu thừa, thiếu vốn kế hoạch. Chỉ tiêu thừa, thiếu vốn kế hoạch là chỉ tiêu đảm bảo cân đối trong suốt kỳ kế hoạch. Ban quản lý trong quá trình điều hành kế hoạch

kinh doanh phải duy trì thường xuyên chỉ tiêu này theo nguyên tắc: Thừa vốn thực tế ≥ thừa vốn kế hoạch; thiếu vốn thực tế ≤ thiếu vốn kế hoạch. Vậy kế hoạch nào thoả mãn được nguyên tắc trên và đạt được các mục tiêu đặt là kế hoạch tối ưu.

Sau khi xác định được kế hoạch, cần phải tổ chức bảo vệ kế hoạch: Hàng năm, Giám đốc PGD, Giám đốc chi nhánh bảo vệ kế hoạch với Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền.

Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Trụ sở chính hoặc theo vùng, tại từng địa phương sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

Bước 5: Ra quyết định và thể chế hoá quyết định:

Sau khi xác định được kế hoạch nguồn vốn của mình, và bảo vệ thành công kế hoạch đó trước ban lãnh đạo. Kế hoạch đó sẽ được trình lên Hội đồng quản trị.

Trình tự lập kế hoạch.

Thứ nhất là Thông báo số kiểm tra.

Số kiểm tra kế hoạch kinh doanh năm: Trước ngày 31/10 năm hiện hành, Trụ sở chính thông báo số kiểm tra kế hoạch kinh doanh năm kế hoạch cho chi nhánh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch kinh doanh đối với Trụ sở chính.

Số kiểm tra kế hoạch kinh doanh quý được thực hiện:

- Bằng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Tổng giám đốc đã thông báo quý trước (bao gồm cả các chỉ tiêu điều chỉnh trong quý hiện hành) cho đến khi được thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính thức quý tiếp theo.

- Trường hợp cần thiết, tuỳ theo tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh năm, Tổng giám đốc có văn bản chỉ đạo cho phép các địa phương được thực hiện tối đa bằng 30% phần vượt kế hoạch địa phương đăng ký so kế hoạch kinh doanh quý trước (nếu không có văn bản của Tổng giám đốc, Sở giao dịch, Chi nhánh cấp I thực hiện theo trên).

Thứ hai là trình tự lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch năm

Căn cứ vào chiến lược kinh doanh dài hạn của các Ngân hàng TMCP; định hướng kinh doanh hàng năm của Hội đồng quản trị; chỉ tiêu kiểm tra của Trụ sở chính, chi nhánh & PGD xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi trụ sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch.

Thứ ba là trình tự đăng ký kế hoạch quý.

Căn cứ vào tình hình cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn cuối quý trước, tiến độ thực hiện kế hoạch năm, chi nhánh & PGD đăng ký kế hoạch kinh doanh quý gửi Trụ sở chính, trong đó phải giải trình rõ tình hình thực hiện quý trước, dự kiến quý kế hoạch, và các giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.

Khác với Ngân hàng BIDV - PGD Đại Từ và Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Đại Từ, quy trình lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Vietinbank PGD Đại Từ có 6 bước, sau bước 5: Ra quyết định và thể chế hoá quyết định, PGD còn thực hiện thêm bước 6: Phân chia kế hoạch tổng thể thành kế hoạch quý, tháng, theo thời hạn huy động và theo nhóm khách hàng huy động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)