Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay

Qua phân tích ở trên cho thấy, bằng các sản phẩm huy động đa dạng, chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, các Ngân hàng TMCPtrên địa bàn huyện Đại Từ đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt tạo điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay của mình. Hiệu quả của việc sử dụng vốn tiền gửi được thể hiện rõ nhất qua hiệu quả của hoạt động cho vay tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ. Như vậy, vấn đề huy động vốn không thể tách rời hoạt động sử dụng vốn của nó.

Bảng 3.6: Tương quan tiền gửi huy động và dư nợ cho vay giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng vốn tiền gửi huy động 448.990 522.218 637.397

- Ngắn hạn 285.656 303.571 332.340 - Trung và dài hạn 163.334 218.647 305.057 Tổng dư nợ 442.573 528.935 509.368 - Ngắn hạn 277.360 302.504 291.402 - Trung và dài hạn 165.213 226.431 217.966 Phần dư 6.417 -6.717 128.029 Tỷ lệ đáp ứng (%) 101,45 98,73 125,13

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)

Theo bảng 3.6 ta thấy, năm 2014 và 2016, chênh lệch giữa vốn tiền gửi và cho vay đều dương, điều này cho thấy nguồn vốn huy động tại các Ngân hàng TMCPtrên địa bàn huyện Đại Từ là khá dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, đặc biệt năm 2014, nguồn vốn tiền gửi huy động đáp ứng được đến 125,13% nhu cầu cho vay, phần dư ra các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ có thể sử dụng để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác hoặc phục vụ các hoạt động khác. Năm 2015, là một năm thực sự khó khăn với hoạt động ngân hàng do sự

biến động mạnh về lãi suất và tỷ giá,… nguồn tiền gửi huy động được không đáp ứng đủ nhu cầu vay (đáp ứng được 98,73%), phần còn lại được chi nhánh bù đắp thông qua các hình thức huy động khác như phát hành giấy tờ có giá, vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Qua bảng số liệu cho thấy giai đoạn 2014-2016 nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn huy động được đều đáp ứng tốt nhu cầu cho vay ngắn hạn của các Ngân hàng TMCPtrên địa bàn huyện Đại Từ. Tuy nhiên, nguồn vốn trung và dài hạn huy động trong năm 2014 và 2015 có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm. Phần thiếu hụt này được bù đắp bởi phần dư tiền gửi ngắn hạn so với cho vay ngắn hạn. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung và dài hạn có thể dẫn tới nguy cơ rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Riêng năm 2016, tình hình cân đối giữa tiền gửi huy động và cho vay là khá tốt, nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn lớn hơn nhu cầu cho vay ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn cũng lớn hơn như cầu cho vay trung và dài hạn. Phần dư của tổng nguồn vốn tiền gửi so với tổng cho vay cũng khá lớn và được các NHTM sử dụng để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác. Nhìn chung, chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay chưa có sự ổn định và hợp lý, điều đó chứng tỏ khâu sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Về phía các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, việc sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn sẽ có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, mặt khác, các hoạt động đầu tư sinh lời khác có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng không ổn định và không nên chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động sinh lợi. Về phía khách hàng, nhiều khách hàng cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc mục đích khác nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cần được sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, nếu chỉ tập trung vào các khu vực phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, vàng, chứng khoán sẽ không đem lại hiệu quả cao cho

nền kinh tế.

3.3. Thực trạng quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1.Cơ chế điều hành và qui trình nghiệp vụ quản lý huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ tuân thủ quy chế điều hành huy động vốn của NHNN, quyết định số 1275/QĐ - NHNN - KHTH ngày 05/8/2009 của Thống đốc NHNN về việc ban hành các quy định về quản lý vốn trong hệ thống NHTM; Quyết định số 1122/QĐ-DDQT-KHTH ngày 25/7/2011 ban hành quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHTM; Quyết định số 124/QĐ-HĐQT- KHTH ngày 21/2/2008 ban hành quy định về phát hành giấy tờ có giá của NHTM để huy động vốn trong nước. Các thể thức huy động vốn, các văn bản quy định về hạch toán kế toán, các văn bản chỉ đạo trong từng thời kỳ. Tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, phòng Kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong toàn chi nhánh. Cụ thể là chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng và chiến lược huy động vốn dài hạn cũng như các giải pháp thực hiện trong từng thời kỳ, tổ chức điều hoà, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)