5. Bố cục của luận văn
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.5.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn còn những hạn chế sau:
-Khi lập kế hoạch mặc dù có nghiên cứu về diễn biến thị trường, nhưng vẫn còn thực hiện sơ sài, kế hoạch được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nhận định chủ quan, không thực tiễn. Việc giao kế hoạch cho cấp dưới còn nhiều bất cập, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn.
-Các nhân viên còn chưa thật sự chuyên nghiệp trong giao dịch và tiếp thị khách hàng, đặc biệt là kỹ năng giao dịch, giao tiếp với khách hàng, chưa nghiên cứu phân loại khách hàng và nắm bắt nhu cầu gia tăng khách hàng khiến cho việc lập kế hoạch còn chưa chính xác.
-Trình độ quản lý của một số cấp quản lý còn hạn chế, kinh nghiệm công tác còn khá mới, một số cán bộ nhân viên kỹ năng phục vụ cho hoạt động huy động vốn còn chưa cập nhật, tính sáng tạo trong công việc còn thấp.
- Việc điều hành về công cụ lãi suất không kịp thời và nhạy bén, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như huyện Đại Từ. Công tác phân khúc thị trường, chính sách quan tâm khách hàng chưa được ban lãnh đạo thực sự quan tâm.
- Độ chính xác của thông tin trong kiểm tra, kiểm soát và phân tích còn thấp, thậm chí thông tin không được cung cấp đầy đủ, kịp thời.
- Chế độ báo cáo chưa được xây dựng rõ ràng nên việc thực hiện còn tùy tiện, theo cảm hứng. Nói khác đi, kỷ luật báo cáo tình hình kết quả huy động vốn của từng đơn vị, cá nhân chưa có tính kỷ luật cao.
-Sự phối hợp trong khâu kiểm soát kế hoạch huy động vốn chưa thực sự chuyên nghiệp: Công tác điều hành quản lý, việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát vẫn chưa kịp thời, chưa thực sự nhanh nhạy. Giữa các phòng ban chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học và thống nhất trong xử lý công việc.
3.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Do diễn biến phức tạp của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn thường xuyên thay đổi và ngày càng phức tạp cũng dẫn đến kế hoạch huy động vốn cần hoàn thiện hơn.
- Các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ đều mới thành lập nên đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm công tác; chưa có cán bộ thực sự chuyên trách, giỏi về hoạch định nguồn vốn kinh doanh, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, kế hoạch huy động vốn chỉ dừng lại ở các kế hoạch huy
động vốn trong ngắn hạn, chưa có các kế hoạch huy động vốn trong dài hạn.Thêm nữa, do cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm và mối quan hệ, năng lực hoạch định chiến lược trung và dài hạn còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức của lãnh đạo các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ về cơ cấu tổ chức chưa thật đầy đủ, chưa thấy được vai trò của cơ cấu tổ chức trong hoạt động huy động vốn. Việc bố trí nhân sự còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với năng lực của cán bộ.
- Công tác điều hành quản lý, việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát vẫn chưa kịp thời, chưa thực sự nhanh nhạy bởi thiếu các thông tin cập nhật.. Giữa các phòng ban chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học và thống nhất trong xử lý công việc.
- Các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ mở cửa giao dịch theo giờ hành chính 8h/ngày, nhưng thực tế thời gian giao dịch với khách hàng chỉ khoảng 5h - 6h. Mặt khác, thời gian để hoàn tất một nghiệp vụ còn khá lâu, các thủ tục giấy tờ còn tương đối rườm rà, đã gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi đến giao dịch.
- Nghiệp vụ marketing của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ được tiến hành chưa thật sự hiệu quả cao. Các hình thức quảng cáo cũng như tâm lý khách hàng chưa được chú trọng. Công tác marketing đặt ra chưa được quan tâm đúng mức nhất là việc quảng cáo sản phẩm tại địa phương.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Phương hướnghoàn thiện quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên