Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, truyền tải các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng là bộ mặt của ngân hàng thì càng cần phải được đào tạo, được nâng cao trình độ. Muốn vậy, ngân hàng không chỉ tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mà còn phải tổ chức đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, và trình độ kinh tế tổng hợp… cho cán bộ. Ngân hàng có thể cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, các cán bộ này sau đó sẽ là giảng viên cho các khóa đào tạo lại tại ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các cơ chế, chính sách như chính sách tiền lương, chính sách khen thưởng, hoặc thông qua các cơ chế khoán sản phẩm, cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…

Công tác bổ nhiệm cán bộ, động lực trong công tác phát triển nguồn nhân lực phải xác định được các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể.

Xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ, xây dựng quy trình đánh giá xếp loại lao động theo chất lượng công việc để từ đó gắn với công tác đào tạo, gắn với sắp xếp cán bộ và định biên lao động cho phù hợp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo: Đào tạo trực tuyến (E-Learning); ngân hàng nên có những buổi hội thảo, mời giảng viên hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đến giảng dạy cũng như trao đổi, thảo luận nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà cán bộ gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình. Để làm được điều này, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từcần có một chiến lược đào tạo cụ thể cho từng thời kỳ, cần liên minh, liên kết đào tạo với các trường đại học, tạo mối quan hệ với các cấp, ngành các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để từ đó phát triển công tác đào tạo của mình.

Bên cạnh việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực,các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từcũng cần có chiến lược thu hút nhân tài cụ thể như: Trao học bổng cho sinh viên giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ một số chương trình tại các trường đại học… Có chính sách rõ ràng trong việc tuyển dụng cũng như công tác đào tạo ban đầu sau khi tuyển dụng. Nên mở những lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ mới, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để cập nhật các chương trình mới.

Công tác tuyển dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ đã khá chặt chẽ đối với các yêu cầu về trình độ chuyên môn của ứng viên. Tuy nhiên, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ lại chưa tập trung

khai thác về khả năng giao tiếp của nhân viên. Việc lựa chọn nhân sự dựa trên các kỹ năng mềm của ứng viên là một công việc rất khó, đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng trước hết cần thấy được sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với người lao động. Kỹ năng mềm mang tính chất yếu tố cá nhân, thể hiện qua sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp của người lao động. Kỹ năng mềm còn là sự mô tả những tính cách riêng của ứng viên như sự duyên dáng, khéo léo trong giao tiếp, sự thân thiện, tinh thần lạc quan,… Có thể nêu một số kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Theo như các cuộc nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy “người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, còn lại 75% được quyết định bởi các kỹ năng mềm”. Do đó, trong quá trình tuyển dụng, bên cạnh việc đánh giá về trình độ chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết cho vị trí tuyển chọn, cần quan tâm đến kỹ năng mềm của ứng viên, phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Để đảm bảo nhân viên làm tốt công việc được giao, trước hết cần phải đào tạo về nghiệp vụ cho nhân viên. Nhân viên tập sự tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từhiện nay chưa được đào tạo một cách có hệ thống mà chỉ học nghiệp vụ thông qua quá trình quan sát các nhân viên cũ làm việc và được các nhân viên cũ hướng dẫn. Do đó quá trình học nghiệp vụ sẽ không liên tục, không mang tính logic, mất nhiều thời gian của nhân viên tập sự cũng như người hướng dẫn trực tiếp. Thiết nghĩ, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từcần thành lập trung tâm đào tạo tại từng khu vực trọng điểm, đảm nhận vai trò đào tạo cho toàn hệ thống. Nhân viên tập sự sẽ được đào tạo về nghiệp vụ trong một thời gian nhất định, có tham gia các khóa kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo rồi mới được phân về vị trí cụ thể để tác nghiệp.

Đồng thời, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ cũng cần thường xuyên tiến hành đánh giá lại nhân viên thông qua các kỳ thi sát hạch kết hợp với kết quả làm việc thực tế được đánh giá bởi đồng nghiệp và các cấp

quản lý trực tiếp, làm cơ sở để bố trí lại công việc cho phù hợp với năng lực nhân viên và cũng là cơ sở để đề bạt nhân viên lên các vị trí cao hơn.

Bên cạnh việc tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ truyền thống, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ cần thường xuyên tổ chức đào tạo cho nhân viên về các nghiệp vụ, kỹ năng mới như kỹ năng bán chéo sản phẩm, kỹ năng quan hệ khách hàng,…các Ngân hàng cần lựa chọn những cán bộ giỏi nghiệp vụ, có khả năng truyền đạt tốt tham gia các khóa đào tạo này để có thể phân tích tốt các vấn đề thuộc nội dung khóa học và truyền đạt lại cho các nhân viên khác cùng bộ phận, phòng ban, chi nhánh. Đặc biệt, các Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày có sự tham gia của các chuyên gia hoặc các tổ chức đào tạo có uy tín đào tạo về các kỹ năng mềm cho nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngân hàng. Ngoài ra, các Ngân hàng cũng cần quan tâm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho các nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)