Các nhân tố thuộc vềmôi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Các nhân tố thuộc vềmôi trường bên ngoài

3.4.2.1. Môi trường cạnh tranh giữa các chi nhánh NHTM

Các chi nhánh trong hệ thống các NHTM trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hoạt động kinh doanh độc lập, chạy đua với nhau về thành tích, về hiệu quả kinh doanh. Xét về mặt tích cực, sự cạnh tranh giữa các chi nhánh sẽ tạo động lực để các chi nhánh không ngừng hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến các yêu tố tiêu cực, đó là sự thiếu đoàn kết, hỗ trợ giữa các chi nhánh. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn, đã xảy ra tình trạng tranh giành khách hàng giữa các chi nhánh, bản thân khách hàng được lợi vì họ sẽ lựa chọn được chi nhánh phục vụ mình tốt hơn, nhưng đồng thời cũng tạo tâm lý nghi ngại cho khách hàng về tính thống nhất của cả hệ thống.

Nguyên nhân của vấn đề này là do ban lãnh đạo chỉ biết ra chỉ tiêu và chỉ có cách đánh giá cục bộ về hiệu quả cộng việc thông qua kết quả thực tế mà không biết cách đánh giá thông qua quá trình xử lý công việc cũng như hiệu quả lâu dài thay về kết quả nhất thời. Ban lãnh đạo chưa đề ra được những tiêu chí cần thiết trong quá trình huy động vốn tiền gửi ngoài tiêu chí doanh số huy

động. Các tiêu chí khác cần nêu ra ở đây là tiêu chí về xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, tiêu chí về tính bền vững và lâu dài của mỗi quan hệ giữa ngận hàng và khách hàng, tiêu chí về tính đoàn kết và thống nhất của hệ thống các ngân hàng thương mại với nhau. Ban lãnh đạo với vai trò quản lý của mình chưa có sự động viên tinh thần làm việc của nhân viên, chưa có những giải pháp mang tính cụ thể để xây dựng mỗi quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các bộ phận, phòng ban, chi nhánh trong hệ thống. Đây cũng là một trong những bài toán khó khiến các nhà quản trị của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên phải đau đầu.

3.4.2.2. Yếu tố pháp lý

Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt và Chỉ thị 20/2007/CT- TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai trả lương qua tài khoản ngân hàng cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước trên toàn quốc là yếu tố pháp lý quan trọng cho các ngân hàng đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó cơ hội gia tăng nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng.

Tuy nhiên, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng còn chưa đầy đủ:

+ Về luật kế toán chưa có đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán chính xác, kịp thời. Do vậy, các số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chưa chắc đã phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm cho việc tính toán trong hoạt động huy động vốn, cho vay vốn đối với khách hàng thiếu chính xác gây ra những rủi ro không đáng có.

+ Chưa có một chế tài cứng về việc thanh toán không dùng tiền mặt, quan hệ giao dịch bằng tiền mặt vẫn khá phổ biến, kể cả đối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

+ Việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm ở các cơ quan nhà nước thủ tục còn rườm rà, gây khó khăn cho khách hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.4.2.3. Yếu tố kinh tế

Việc chính thức là thành viên của WTO đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Ngân hàng là một trong những ngành mở cửa mạnh nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất.

Hệ thống tài chính, ngân hàng một nước có thể ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính, ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam. Điển hình là khủng hoảng của thị trường cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ.

Đặc biệt, từ 01/01/2011, các Ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng VNĐ từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao (gần 3%). Sản phẩm tồn đọng không tiêu thụ được, doanh nghiệp thiếu vốn… Tác động theo hướng tiêu cực đến quản lý huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.4.2.4. Yếu tố văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa là các yếu tố quyết định đến thói quen và tập quán sinh hoạt. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hang đã phổ biến, nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam, người dân từ xưa đã có thói quen giữa tiền, vàng…, trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên văn hóa này càng thể hiện rõ hơn.

Từ năm 2008 đến nay, dưới tác động của hội nhập và cạnh tranh, hệ thống tài chính ngân hàng cải tiến vượt bậc, lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện. Thói quen chi tiêu

của dân cư cũng đang có nhiều biến đổi chuyển từ việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu là chính sang hoàn thiện và nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn điều kiện sinh hoạt.

Tuy nhiên, lượng vốn thu hút vào các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn còn nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra là các Ngân hàng cần phải dùng nhiều phương pháp, chiến lược để thu hút lượng tiền gửi như tăng lãi suất huy động, chính sách ưu đãi khuyến mãi...để lượng tiền thu hút vào các Ngân hàng tăng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)