Quản lý và điều hành hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Quản lý và điều hành hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là cơ sở để thực hiện nghiệp vụ cho vay, do vậy việc thực hiện tốt cơ chế này sẽ giúp cho ngân hàng đạt được kết quả tốt trong kinh doanh. Xác định cơ cấu vốn huy động từ đó sử dụng công cụ lãi suất, chính sách khách hàng phù hợp để đạt được hiệu quả huy động vốn cao nhất.

- Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi (Bảng 3.2) ta thấy:

Về tiền gửi của TCKT, chi nhánh xác định là nguồn vốn luôn có biến động không ổn định do tính chất thời vụ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo, Nhà

máy Nhiệt điện An Khánh, Mỏ than Núi Hồng... nhưng lãi suất thấp, doanh nghiệp có quan hệ một cách toàn diện, sử dụng đầy đủ các sản phẩm của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn, do đó phải coi các doanh nghiệp này là bạn hàng truyền thống. Số dư và mức độ biến động qua các năm không lớn, cơ cấu tiền gửi của các tổ chức hiện chiếm tỷ trọng 30% trên nguồn vốn huy động. Các sản phẩm mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, thanh toán trong nước và quốc tế, mua-bán ngoại tệ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho khách hàng khi có yêu cầu…

Tiền gửi dân cư số dư tăng trưởng hàng năm khá cao, giai đoạn 2014- 2016 chiếm gần 70% trên nguồn vốn huy động. Do các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ đã chú trọng việc phát triển ngân hàng bán lẻ cùng với đó là việc mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Với chủ trương huy động từ những đồng tiền nhỏ, thực sự nhàn rỗi trong dân cư, thông qua các sản phẩm dịch vụ và các phương pháp tiếp cận thích hợp, các chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn huy động khá ổn định, vững chắc, để chủ động đáp ứng các nhu cầu tín dụng trên địa bàn.

Cơ chế quản lý và điều hành vốn như thế nào để khai thác được nhiều nguồn vốn, theo những kế hoạch đề ra, cũng là một vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý và điều hành vốn, trên phương diện huy động vốn. Chẳng hạn tuỳ theo từng thời kỳ mà đề ra mức huy động vốn ngắn hạn, vốn dài hạn là bao nhiêu, theo cơ cấu giữa vốn ngắn hạn và dài hạn như thế nào cho phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ.

- Về nguồn vốn theo kỳ hạn (Bảng 3.4) ta thấy: Đến năm 2016, cơ cấu vốn huy động, nguồn vốn các kỳ hạn hợp lý, điều đó cho thấy hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ đã đi đúng định hướng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để giảm chi phí cho việc huy

động nguồn vốn này, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ đã tập trung tăng cường huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, vì nguồn này có chi phí thấp, tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 25-40%/tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn này có điểm bất lợi là tính ổn định không cao cho nên ngân hàng phải có chiến lược khách hàng phù hợp trong cơ cấu đầu tư vốn giữa ngắn hạn và trung, dài hạn.

- Về lãi suất huy động:

Cần xác định rõ đây là công cụ quan trọng để điều chỉnh cơ cấu vốn huy động, để điều chỉnh mức tăng trưởng vốn huy động trong dân cư, hay tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức khi khách hàng gửi với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Hiện nay cơ chế điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ được thực hiện trên cơ sở trên cơ sở trần lãi suất huy động của NHNN quy định. Trong việc điều hành lãi suất, các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đã chỉ đạo lãi suất huy động tối đa, các đơn vị căn cứ môi trường kinh doanh, mức độ cạnh tranh để áp dụng lãi suất huy động phù hợp.

Các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng, nhằm tránh rủi ro về lãi suất mặt khác chi phí trả lãi thấp, ổn định tình hình tài chính của đơn vị.

Các Ngân hàng cũng đã cân đối vốn cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Từ đó lãi suất cho vay cũng vận dụng linh hoạt theo mức độ cạnh tranh của từng địa bàn.

Trong quá trình điều hành lãi suất các Ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện Đại Từ có áp dụng một số lãi suất huy động, phí dịch vụ ưu đãi đối với một số khách hàng truyền thống có tiề gửi lớn như: Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo, Nhà máy Nhiệt điện An Khánh, Mỏ than Núi Hồng …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)