5. Kết cấu của đề tài
4.2.5. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản ch
thường xuyên qua KBNN
Công tác thanh tra kiểm tra là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quản lý và điều hành NSNN, hàng năm qua công tác thanh tra kiểm tra đã thu nộp vào NSNN các khoản chi sai chế độ theo quy định, từ đó ngăn chặn kịp thời những hành vi làm thất thoát NSNN. Công tác thanh tra kiểm tra đã giúp cho lãnh đạo các cấp, các thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách luôn chủ động trong việc điều hành ngân sách ở đơn vị mình. Vậy tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản chi thường xuyên qua KBNN cần có các giải pháp:
- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặc biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thoát vốn như: các khoản mua sắm trang thiết bị, tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý chi ngân sách của cấp xã, phường.
- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức
mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.
- Phải đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra kiểm tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách nhà nước.
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra kiểm tra, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra, kiểm tra.
- Thường xuyên tổ chức công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, nắm tình hình tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước, qua đó kịp thời phát hiện các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời kiến nghị với Bộ tài chính, Kho bạc nhà nước sửa đổi cơ chế quản lý chi ngân sách cho phù hợp với thực tế.
- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra. Tùy theo tính chất mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nếp răn đe sai phạm.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức Thanh tra chuyên ngành KBNN về những kiến thức chuyên sâu trong công tác thanh tra, quản lý NSNN, kiểm soát chi NSNN, hạch toán các khoản chi NSNN tại KBNN cũng như tại đơn vị sử dụng NSNN và những kỹ năng trong công tác thanh tra, đặc biệt là kỹ năng phát hiện và xử lý trong quá trình thanh tra.
KẾT LUẬN
Vĩnh Phúc là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Vì vậy các khoản chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán nói riêng của các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị an ninh, quốc phòng. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN bằng dự toán nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là hệ thống hoá và xây dựng các luận cứ khoa học về kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu phân tích đánh giá về thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc, kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số tỉnh. Luận văn đã nêu một số dịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và mục tiêu chiến lược của hệ thống KBNN đến năm 2020, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc.
Những đóng góp mới của Luận văn về kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc như sau:
Về lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và vai trò của kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán. Luận văn đã hệ thống và làm rõ đối tượng, nội dung, nguyên tắc và điều kiện để thực hiện chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm tỉnh Phú Thọ và tỉnh Tuyên Quang.
Về thực trạng, luận văn đã tổng hợp và phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán đối với các đơn vị sử dụng NSNN giai đoạn 2013-2016, các phương thức chi trả, thủ tục hồ sơ thanh toán NSNN. Đặc biệt, luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc và tìm ra nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán.
Về giải pháp, luận văn đã đề xuất năm nhóm giải pháp bao gồm: (1) Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc; (2) Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên qua KBNN; (3) Giải pháp tăng cường công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên qua KBNN; (4) Giải pháp tăng cường công tác quyết toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN; (5) Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản chi thường xuyên qua KBNN.
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN là một trong những vấn đề nhạy cảm, rộng lớn và phức tạp. Vì vậy, những giải pháp tăng cường trong đề tài chỉ là những đóng góp nhỏ từ thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN bằng dự toán qua KBNN Vĩnh Phúc đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Em rất mong đề tài sẽ đóng góp một phần những hiểu biết của mình cho sự phát triển ngày càng đi lên của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Vĩnh Phúc nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003) Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003, hướng
dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
2. Bộ Tài chính (2006) Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn
chế độ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
3. Bộ Tài chính (2006) Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn
chế độ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
4. Bộ Tài chính (2007) Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng
dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
5. Bộ Tài chính (2008) Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng
dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
6. Bộ Tài chính (2012) Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, Quy
định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
7. Bộ Tài chính (2013) Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, hướng dẫn
thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
8. Bộ Tài chính (2016) Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi bổ
sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.
9. Chính phủ (2005) Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
10. Chính phủ (2006) Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Chính phủ (2007) Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007, phê
duyệt chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020.
12. Chính phủ (2011) Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
13. Chính phủ (2012) Quyết định số 113/2012/QĐ-TTg ngày 20/1/2012 duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
14. Đỗ Thị Thu Trang (2012). Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
qua Kho bạc nhà nước Khánh Hòa. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
15. Kho bạc Nhà nước (2009) Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009,
ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
16. Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc (2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo chi Ngân
sách Nhà nước.
17. Kho bạc Nhà nước (2013) Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/2/2013
về việc ban hành một số quy trình nghiệp vụ Kế toán nhà nước trong điều kiện áp dụng (TABMIS).
18. Kho bạc Nhà nước (2013) Công văn 388/KBNN-KT ngày 01/3/2013 hướng
dẫn Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và KBNN (TABMIS).
19. Lương Ngọc Tuyền (2005). Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
của NSNN qua Kho bạc nhà nước. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
20. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà
nước.
21. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2015), Luật Ngân sách Nhà
nước.
22. Samuelson, Paul A. and Nordhaus, Wiliam D (2007). Kinh tế học, Nhà xuất
bản Tài chính, Hà Nội.
23. Trần Thị Thúy (2015). Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế.