Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 85 - 87)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Những kết quả đạt được

Qua tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên bằng dự toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có thể thấy rõ những ưu điểm trong việc kiểm soát và quản lý các khoản chi thường xuyên được chặt chẽ, đảm bảo đúng mục đích tiết kiệm hiệu quả. Xét trên góc độ đơn vị sử dụng ngân sách, từ khi được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: thực hiện theo Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính) đã thúc đẩy quá trình sắp xếp lại biên chế, tổ chức, phân công lao động hợp lý trong các cơ quan đơn vị, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Bên cạnh đó còn tạo tính chủ động, tăng cường ý thức tiết kiệm của đơn vị trong sử dụng kinh phí. Cơ chế khoán kinh phí đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức đồng thời giải quyết chế độ, trợ cấp thêm cho lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại lao động, qua đó giúp cho từng cán bộ phát huy được

những phẩm chất, năng lực sở trường của mình. Trong thời gian qua công tác kiểm soát chi của KBNN Vĩnh Phúc đã đạt được kết quả chính sau đây:

(1) KBNN Vĩnh Phúc đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Các khoản chi được hạch toán đầy đủ đúng mục lục NSNN đúng tích chất của từng khoản chi, các khoản chi theo tiêu chuẩn định mức cũng được kiểm soát chặt chẽ. Hồ sơ chứng từ được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo đúng chế độ, các yếu tố trên chứng từ được ghi đầy đủ nội dung thanh toán phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh.

Qua kiểm soát chi của KBNN Vĩnh Phúc, kinh phí NSNN được sử dụng phần lớn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về hóa đơn, chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa của các đơn vị được quản lý chặt chẽ hơn bằng cơ chế đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của đơn vị. Các khoản thanh toán cho cá nhân được thanh toán vào tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, các khoản chi mua sắm hàng hoá được thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung ứng hàng hoá, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt.

(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quản lý chi ngân sách được qui định tương đối rõ ràng. Công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán dần đi vào nề nếp. Sự chủ động của cơ quan Tài chính đối với công tác dự toán và quyết toán góp phần tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của đơn vị trong việc sử dụng kinh phí, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từ đó góp phần tăng hiệu quả quản lý và điều hành NSNN trên địa bàn một cách hiệu quả.

(3)Thường xuyên kiểm tra công tác kiểm soát chi, qua đó kịp thời phát hiện, những tồn tại, hạn chế về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN; từ đó, tổng hợp kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tế. Cùng với những giải pháp tích cực, hiệu quả, công tác kiểm soát chi qua KBNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu và các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính. Công tác kiểm soát chi của KBNN đã đảm bảo được mục tiêu đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho các đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời, phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, cấp bách.

Những kết quả đạt được như trên là khiêm tốn song nó đã góp phần vào thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội của đảng và Nhà nước cũng như thực thi có hiệu quả các chính sách về kinh tế xã hội ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh vẫn còn những tồn tại nhất định, cần tiếp những giải pháp để tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bằng dự toán qua kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)